Nghĩa vụ dân sự hoàn lại là gì

Trong Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp khi một hoặc nhiều chủ thể ( bên có nghĩa vụ ) buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền) được gọi là nghĩa vụ dân sự. Pháp luật Dân sự Việt Nam có quy định về một số loại nghĩa vụ dân sự. Một trong số những nghĩa vụ dân sự được quy định, đó là nghĩa vụ dân sự hoàn lại . Vậy, nghĩa vụ dân sự đó được hiểu như thế nào, hãy cùng Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nghĩa Vụ Hoàn Lại

1. Nghĩa vụ dân sự hoàn lại là gì

Nghĩa vụ dân sự hoàn lại:  là loại nghĩa vụ trong đó bên có quyền có quyền yêu cầu bên kia ( người có nghĩa vụ ) thanh toán lại khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác mà người có quyền đã thay người có nghĩa vụ thực hiện cho người khác hoặc một bên có nghĩa vụ phải hoàn trả cho bên có quyền khoản tiền hay một lợi ích vật chất mà họ đã nhận được từ người khác trên cơ sở quyền yêu cầu của bên có quyền.

Chủ thể : các bên tham gia vào quan hệ dân sự trong hợp đồng

Đặc điểm: 

+ Luôn phát sinh từ 1 quan hệ nghĩa vụ chính

+ Bên có quyền yêu cầu bên kia thanh toán cho mình 1 khoản tiền mà bên có quyền đã thực hiện cho bên thứ ba.

2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ hoàn lại

Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh theo hai căn cứ sau đây:

Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh từ một nghĩa vụ liên đới trước đó
Thông thường, từ một nghĩa vụ dân sự liên đới có thể làm phát sinh nghĩa vụ dân sự hoàn lại theo một trong hai trường hợp sau đây:

- Khi một trong số những người có nghĩa vụ liên đới đã thự hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì người đó trở thành người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại, có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thanh toán cho mình khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà người đó đã bỏ ra để thay họ thực hiện cho người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ liên đới trước đó.

- Khi một trong số những người có quyền liên đới đã nhận việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ, thì người đó trở thành người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại. Người đã nhận việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ có nghĩa vụ hoàn lại cho những người có quyền liên đới khác khoản lợi ích vật chất mà người này đã thay họ để nhận từ người có nghĩa vụ trong nghĩa vụ dân sự liên đới trước đó.

Ngoài ra, theo quy định của BLDS, nghĩa vụ hoàn lại còn phát sinh trong các trường hợp sau:

  • Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh từ một nghĩa vụ trước trong trường hợp nghĩa vụ trước có thỏa thuận biện pháp bảo lãnh và người bảo lãnh đã thay người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó trước người nhận bảo lãnh. 
  • Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh từ một nghĩa vụ trước trong trường hợp nghĩa vụ trước có thỏa thuận biện pháp cầm cố hoặc thế chấp bằng tài sản của người thứ ba và người thứ ba đã thay người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó trước người nhận cầm cố hoặc thế chấp. 
  • Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa người của pháp nhân với pháp nhân sau khi pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
  • Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa cán bộ, công chức với cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức làm việc sau khi tổ chức đó đã bồi thường cho người bị cán bộ, công chức gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ (được quy đinh tại Điều 619 BLDS). Trong đó, cán bộ, công chức gây thiệt hại phải hoàn lại cho cơ quan, tổ chức một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ.
  • Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan tiến hành tố tụng nơi họ làm việc sau khi cơ quan tiến hành tố tụng đã bồi thường cho người bị người có thẩm quyền gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.
  • Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa người làm công, học nghề với chủ làm công, dạy nghề đã bồi thường cho người bị thiệt hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao (được quy định tại điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015).

3. Về chủ thể

Trong nghĩa vụ hoàn lại, người thứ ba là bên mang quyền, để chỉ quyền của bên thứ ba đối với người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính. Ví dụ trong nghĩa vụ hoàn lại phát sinh từ một nghĩa vụ trước trong trường hợp nghĩa vụ trước có thỏa thuận biện pháp cầm cố hoặc thế chấp bằng tài sản của người thứ ba và người thứ ba đã thay người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó trước người nhận cầm cố hoặc thế chấp. Khi đó, người thứ ba có quyềnyêu cầu người có nghĩa vụ trong quan hệ chính phải thanh toán cho mình khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà người đó đã thay bên có nghĩa vụ trả cho người có quyền. Chẳng hạn, B vay tiền của A được C bằng tài sản của mình thế chấp trước A để bảo đảm việc trả nợ của B. Đến thời hạn, B không trả được nợ nên C trả thay. Theo đó, nghĩa vụ hoàn lại được phát sinh giữa B và C sau khi C đã thay B trả nợ cho A.

4. Nguyên tắc thực hiện

Trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại, người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi nghĩa vụ chính đã được hoàn thành. Ví dụ, tại khoản 2 Điều 288 BLDS đã quy định: "Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình".Theo đó, nghĩa vụ nghĩa vụ giữa người được bảo lãnh với người bảo lãnh là nghĩa vụ hoàn lại và chỉ xuất hiện sau khi người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Vì vậy, nghĩa vụ hoàn lại bao giờ cũng phát sinh khi một nghĩa vụ cơ bản khác đã được hoàn thành.

5. Bản chất nghĩa vụ

nghĩa vụ đó được xác định là nghĩa vụ riêng rẽ. Người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại chỉ có thể đòi từng người có nghĩa vụ hoàn lại cho mình phần mà mình đã thực hiện thay cho người đó. Nếu một người đã hưởng quyền dân sự trên cơ sở quyền yêu cầu của nhiều người thì mỗi người trong số họ chỉ có quyền yêu cầu người đó hoàn lại cho phần quyền của riêng mình.

Trên đây là bài viết về Nghĩa vụ dân sự hoàn lại là gì? [Cập nhập 2023]. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo