Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước [Mới 2024]

Doanh nghiệp Nhà nước là gì? Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước? Chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước là ai? Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước? Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, ACC tự tin đem đến cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất và uy tín nhất. Để biết thêm nhiều thông tin về Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước [Mới 2023] và các vấn đề liên quan, mời bạn tham khảo bài viết này nhé!

1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức quản lý dưới hình thức: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ.

Làm chủ doanh nghiệp phải giải quyết hết mọi việc ?

Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

- Chủ đầu tư: Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các  tổ chức, cá nhân khác. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp…..
- Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
- Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước  do nhà nước  sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
­- Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
- Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
- Luật áp dụng:  các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Ngày 30/01/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước (gọi tắt là Nghị định số 10/2019/NĐ-CP). Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2019 và thay thế Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Nghị định này gồm 03 Chương với 17 Điều, quy định việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Nghị định này có nhiều điểm thay đổi so với Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Nghị định số 10/2019/NĐ-CP đã bổ sung thêm các quy định để làm rõ về đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Cụ thể, tại Điều 3 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP quy định về đại diện chủ sở hữu nhà nước như sau:
1. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.
Và tại Điều 4 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP đã quy định tùy vào từng trường hợp cụ thể thì sẽ phân định cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước sao cho phù hợp, chi tiết như sau:
“1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các đối tượng sau đây:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và không thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong thời gian chưa chuyển giao.
3. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp được chuyển giao từ các Bộ, UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.”.

Thứ hai, tại Chương II Nghị định số 10/2019/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản, chuyển giao doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về điều lệ, chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ....

Thứ ba, tại điểm đ, khoản 2 Điều 10 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc bổ nhiệm kiểm soát viên tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau: “Cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền lựa chọn, quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức do mình quản lý làm Kiểm soát viên và có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho cán bộ, công chức khi thôi làm Kiểm soát viên.”.

Thứ tư, tại khoản 9, Điều 11 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định: “Cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền và trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp”. (thay đổi so với quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP là phải thông qua Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty).
Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2019/NĐ-CP là một công tác quan trọng giúp hoàn thiện cơ chế pháp lý của nhà nước đáp ứng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội đã phát triển, có nhiều đổi mới so với khi Nghị định số 99/2012/NĐ-CP còn hiệu lực; làm cơ sở cho theo các quy định hiện hành liên quan đến việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Để tổ chức thực hiện Nghị định này, UBND tỉnh sẽ xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về tổ chức thực hiện các quyền, trách nhiệm đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước [Mới 2023] mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo