Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Nghị quyết 01 về bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật hình sự đã quy định rõ những vấn đề cơ bản trong giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả tại điểm b khoản 1 Điều 46 của BLHS

Chế định bồi thường thiệt hại không chỉ được áp dụng trong Bộ luật dân sự mà điều này còn được áp dụng trong quy định của các chế tài hình sự và hành chính nếu hành vi đó gây ra thì vẫn có thể áp dụng quy định này. Do vậy, trong bài viết dưới chúng tôi sẽ thông tin đến các bạn nghị quyết 01 về bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật hình sự với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều 46 của BLHS

trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-1

Bộ luật hình sự cũng quy định về bồi thường thiệt hại

1. Những quy định chung của nghị quyết 01 về bồi thường thiệt hại

Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật hình sự quy định những vấn đề cơ bản sau về bồi thường thiệt hại bao gồm: (Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả)

- Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

- Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;

- Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người  bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

- Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;

- Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè…) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

- Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra (ví dụ việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) nhưng đã tự nguyện dùng tiền, tài sản của mình để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ, hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường) và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

Như vậy, về cơ bản, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 chỉ quy định các trường hợp trên nếu có mong muốn, ý chí tự nguyện bồi thường thiệt hại thì sẽ được giảm nhẹ các tội danh hình sự.

2. Thực tiễn áp dụng nghị quyết 01 về bồi thường thiệt hại

Hiện nay, về cơ bản, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 được áp dụng khá tốt trong mảng bồi thường thiệt hại bởi đây chỉ quy định về các tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không đơn thuần là quy định hẳn hoi về bồi thường thiệt hại như Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định trên thực tế

Bên cạnh đó, những vướng mắc khác chủ yếu liên quan đến định khung các tội cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành

Toàn bộ thông tin trên đây của chúng tôi đã cập nhật các thông tin cơ bản về nghị quyết 01 về bồi thường thiệt hại. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại, có thể liên hệ với Luật ACC để nhằm giải đáp các thắc mắc kèm theo hoặc tiến hành thủ tục khác nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trong bồi thường hợp đồng:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1.253 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    default_image

    Văn bằng bảo hộ sáng chế là gì? Quy định về hiệu lực

       Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ "Văn bằng bảo hộ sáng chế" nhưng chưa rõ nó là gì và tại sao lại quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về khái niệm này, quy trình đăng ...

    Lượt xem: 3.838

    default_image

    Thương mại hóa sáng chế là gì? Đối tượng tham gia và Nội qui

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm thương mại hóa sáng chế, đối tượng tham gia trong quá trình này, và nội qui, quy định quanh việc sáng chế. Bằng cách tập trung vào từ khóa SEO quan trọng ...

    Lượt xem: 2.350

    default_image

    Sáng chế mật là gì? Nội quy, Nguyên tắc bảo vệ sáng chế mật

        Bài viết này sẽ dẫn bạn đi sâu vào thế giới của sáng chế mật - một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực quản lý sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Chúng ta sẽ bắt đầu với việc định nghĩa và ý nghĩa của ...

    Lượt xem: 2.496

    default_image

    Những điều cần biết về bằng sáng chế - Điều kiện, Cách đăng kí

        Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bằng sáng chế, điều kiện để đăng ký nó, cách thức thực hiện quy trình đăng ký, cũng như lợi ích và rủi ro liên quan. Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu vào từng ...

    Lượt xem: 3.148

    default_image

    Người sáng chế tiếng anh là gì? Phân tích các thuật ngữ liên quan

    Người Sáng Chế Tiếng Anh và Thuật Ngữ Liên Quan Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, đã trải qua một quá trình phát triển dài hơn hàng thế kỷ. Đằng sau sự thành công và sự ...

    Lượt xem: 1.272

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo