Mặc dù đã hết hiệu lực thi hành son nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại vẫn còn được tham khảo trong việc bảo vệ quyền lợi của thể trên thực tế khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử oan cho người vi phạm các nội dung trong hoạt động tố tụng hình sự
Trong trường hợp xử lý các hành vi vi phạm, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây ra những bất lợi cho chủ thể hoặc bắt phải bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm thì phải áp dụng những biện pháp để bảo vệ quyền lợi chủ thể. Trong nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại của Ủy ban thường vụ quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
Chế định bồi thường thiệt hại được sử dụng trong nhiều quan hệ pháp luật
1. Quy định của Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 bồi thường thiệt hại
Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 là nghị quyết được ban hành bởi Ủy ban thường vụ quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Nội dung cơ bản của nghị quyết bao gồm:
- Quy định Các trường hợp được bồi thường thiệt hại:
- Có 04 trường hợp được bồi thường thiệt hại, chủ yếu là các hành vi không vi phạm, không phạm tội nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự vẫn ra quyết định tạm giam, trạm giữ, khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc đã chấp hành, đang chấp hành hình phạt
- Quy định Các trường hợp không được bồi thường thiệt hại
- Gồm 03 trường hợp, căn cứ vào trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, theo các bộ luật trước hoặc gian dối trong hoạt động điều tra.
- Quy định về Nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại
- Đảm bảo 05 điều kiện trong Nghị quyết, đồng thời lấy 05 nguyên tắc đó làm phương hướng chỉ đạo trong việc áp dụng các điều luật giải quyết tình huống thực tế
- Quy định về Khôi phục danh dự, xác định thiệt hại và mức bồi thường
- Chỉ rõ được khôi phục danh dự, những trường hợp nào là thiệt hại do tổn thất tinh thần, tổn thất vật chất cũng như Trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị xâm phạm
- Quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thẩm quyền và thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại
- Quy định về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Áp dụng Giải quyết bồi thường thiệt hại bằng thương lượng; và Thẩm quyền và thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại tại Toà án
- Quy định về Kinh phí bồi thường thiệt hại
- Quy định cụ thể về nguồn của kinh phí, cơ quan quản lý và phương thức chi trả bồi thường thiệt hại
- Quy định về Nghĩa vụ hoàn trả
- Quy định về Người có nghĩa vụ hoàn trả và Người có thẩm quyền quyết định việc hoàn trả
2. Thực tế áp dụng Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 bồi thường thiệt hại
Với kết quả bước đầu đó, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, đặt nền móng cho cải cách mang tính chiến lược ở giai đoạn tiếp theo. Thực tế áp dụng Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 bồi thường thiệt hại được cụ thể như sau:
Có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan tư pháp trong triển khai các nhiệm vụ cải cách tư pháp được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ và có hiệu quả hơn
Chất lượng công tác của các cơ quan tư pháp ở các khâu từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án và ở các nhiệm vụ khác đều có tiến bộ và dần đi vào nền nếp theo hướng đổi mới.
Tuy nhiên, chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm, nhất là tội phạm về tham nhũng hạn chế.
Chất lượng hoạt động tư pháp chưa thật sự đồng đều ở từng khâu tố tụng, từ điều tra, truy tố đến xét xử, thi hành án, vẫn còn những trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, việc kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh còn có những bất cập. Vẫn còn một số cán bộ của các cơ quan tư pháp, chưa đề cao lương tâm, trách nhiệm trong công tác, vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật.
Toàn bộ thông tin cơ bản trên đây của chúng tôi đã cập nhật thêm cho các bạn về nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại cho quý khách hàng. Để có thể nắm vững được thông tin cơ bản trên đây cùng tìm hiểu những vấn đề khác liên quan đến bồi thường thiệt hại, liên hệ với Luật ACC để nhận được thông tin tư vấn qua:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!