Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng từng nghe qua cụm từ “Nghị định”, đặc biệt đối với những nhà nghiên cứu, nhà làm luật và những người làm trong lĩnh vực pháp luật đều làm cụm từ rất quen thuộc và thường xuyên được sử dụng. Tuy nhiên, khi ACC thực hiện khảo sát về câu hỏi “Nghị định là gì” thì câu trả lời ACC nhận được chỉ mang tính chất chung chung và chưa thực sự đầy đủ, chi tiết. Do đó, bài viết bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp tới quý khách hàng về khái niệm nghị định là gì và và những vấn đề liên quan tới nghị định.
1. Nghị định là gì?
Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước bao gồm Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết… và nghị định là gì cũng thuộc một trong những văn bản quy phạm pháp luật đó.
Nghị định được nhà nước sử dụng để quy định, hướng dẫn chi tiết cách thức khi hành, tuân thủ pháp luật, hướng dẫn nghị quyết của Quốc Hội hoặc pháp lệnh hoặc nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; hướng dẫn thi hành quyết định, lệnh của chủ tịch nước; đưa ra quy định về quyền và nhiệm vụ, đặt ra quy định về tổ chức bộ máy của các bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền quản lý và điều hành của Chính phủ…
Khái niệm nghị định là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:
Nghị định là Một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, chủ yếu được Chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn so với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp Bộ đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.
2. Cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị định
Sau khi tìm hiểu nghị định là gì, hãy cùng ACC tìm hiểucơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị định nhé!
Căn cứ định pháp luật, theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định chỉ có một cơ quan duy nhất là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan hành pháp và là cơ quan chấp hành cơ quan quyền lực nhà nước – Chính phủ (theo quy định Điều 19 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
3. Hiệu lực của Nghị định
- Hiện nay, pháp luật chưa đặt ra một quy định cụ thể, chi tiết nào về thời gian phát sinh hiệu lực của Nghị định.
- Theo mục 2 ở phần trên, Nghị định được sử dụng chủ yếu để chính phủ thực hiện, hướng dẫn việc thi hành pháp luật nhằm triển khai các kế hoạch, hoạt động hoặc nhằm đưa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề về lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa… mới phát sinh mà pháp luật chưa quy định hoặc vấn đề đó chưa có đủ điều kiện để được ban hành thành luật. Vậy, nghị định sẽ có hiệu lực phụ thuộc vào mức độ, tính chất cấp bách, nghiêm trọng ủa tùy từng vấn đề.
- Thông thường, trong mỗi quy định, thời điểm phát sinh hiệu lực của nghị định sẽ được quy định vào phần cuối cùng và nội dung tại điều cuối cùng trong Nghị định.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ngày phát sinh hiệu lực của Nghị định có thể là chính ngày Nghị định được ban hành hoặc được thông qua.
Ví dụ:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt tại, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 (Điều 84 Nghị định). Sau hai ngày kể từ khi ban hành, hiệp định phát sinh hiệu lực nhầm đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời do Nghị định số 46/2016/NĐ-CP hết hiệu lực.
- Nghị định số 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 8/10/2019 quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động….ở tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2019, sau gần 2 tháng kể từ khi Nghị định được ban hành.
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm Nghị định là gì và những thông tin liên quan để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 084 696 7979
· Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận