Khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán sẽ luôn cần quan tâm đến các quy định về Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn về chứng khoán. Mọi người thường thắc mắc về Nghị định 58 chứng khoán mới nhất. Vậy Nghị định 58 chứng khoán mới nhất năm 2023 có nội dung gì? Nghị định 58 chứng khoán mới có hiệu lực khi nào? Nghị định 155 chứng khoán mới thay thế nghị định 58 chứng khoán? Nghị định 155 thay thế nghị định 58 chứng khoán mới có nội dung gì? Điểm mới của Nghị định thay thế nghị định 58?
Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.
NGHỊ ĐỊNH 58 CHỨNG KHOÁN MỚI NHẤT NĂM 2023?
1. Nghị định 58 chứng khoán mới nhất năm 2023 có nội dung gì?
Nghị định 58 chứng khoán mới nhất năm 2022 nhiều người hay tìm đọc chính là Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán (sau đây gọi tắt là nghị định 58). Nghị định này có nội dung quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán về chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Nghị định 58 chứng khoán mới có hiệu lực khi nào?
Nghị định 58 có hiệu lực kể từ ngày 15/09/2012. Hiện nay Nghị định 58 này không còn được áp dụng và đã được thay thế bởi Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
3. Nghị định 155 chứng khoán mới thay thế nghị định 58 chứng khoán?
Nghị định 155 chứng khoán mới thay thế nghị định 58 chứng khoán chính là Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi tắt là nghị định 155). Nghị định 155 chứng khoán mới này có hiệu lực từ 01/01/2021.
4. Nghị định 155 thay thế nghị định 58 chứng khoán mới có nội dung gì?
Nghị định 155 chứng khoán mới thay thế nghị định 58 chứng khoán có nội dung có nội dung quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán 2019. Cụ thể, Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 11, khoản 2 Điều 14, điểm g khoản 3 Điều 15, khoản 6 Điều 15, khoản 6 Điều 31, khoản 3 Điều 35, khoản 7 Điều 41, khoản 1 Điều 42, khoản 4 Điều 47, khoản 4 Điều 48, khoản 2 Điều 51, khoản 6 Điều 56, khoản 3 Điều 62, khoản 4 Điều 69, khoản 1 Điều 74, khoản 1 Điều 75, điểm c khoản 5 Điều 75, khoản 1 Điều 79, khoản 3 Điều 87, khoản 3 Điều 93, khoản 2 Điều 96, khoản 5 Điều 97, khoản 3 Điều 100, khoản 7 Điều 135 Luật Chứng khoán 2019.
Lưu ý: Nghị định 155 mới này không điều chỉnh các nội dung sau:
a) Chứng khoán phái sinh và các hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh, trừ các nội dung về ngân hàng thanh toán, trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, hành nghề chứng khoán, việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;
b) Hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và hoạt động chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư tại doanh nghiệp khác;
c) Hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước, chào bán trái phiếu tại nước ngoài.
5. Điểm mới của Nghị định 155 thay thế nghị định 58?
Các nội dung tại Nghị định 155 chứng khoán mới thay thế nghị định 58 về cơ bản kế thừa quy định tại các văn bản cũ. Ngoài ra , một số nội dung mới được quy định như sau:
Thứ nhất, quy định tạo thêm điều kiện cho cổ đông.
Đối với quy định chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng, Nghị định 155 quy định thay đổi chủ thể chào bán từ “cổ đông lớn” sang “cổ đông” để phù hợp với khoản 6 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho các cổ đông trong các công ty quy mô lớn bán cổ phiếu thông qua hình thức chào bán ra công chúng, cho doanh nghiệp có vốn nhà nước khi thực hiện thoái vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác.
Thứ hai, quy định rõ về chào bán cổ phiếu với giá thấp hơn mệnh giá
Tại các Điều 17, Điều 18 và Điều 44, Điều 45, Nghị định 155 đã quy định điều kiện chào bán cổ phiếu dưới mệnh giá đối với cả hai hình thức là chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ. Các điều kiện chào bán bao gồm các điều kiện chào bán cổ phiếu thông thường, đồng thời bổ sung điều kiện về giá và điều kiện về thặng dư vốn cổ phần để đảm bảo doanh nghiệp có đủ thặng dư vốn để bù đắp phần thặng dư âm do phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá nhằm đảm bảo quyền lợi cho cổ đông hiện hữu, tránh việc lợi dụng phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá và để thống nhất với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về việc cấm “kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký…”.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về nghị định 58 chứng khoán mới nhất (cập nhật 2023) theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận