Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ

Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh hay đầy đủ là Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, được ban hành này 01 tháng 06 năm 2016 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2016 và thay thế Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

1. Nghị định số 50 về đăng ký kinh doanh quy định những vấn đề gì?

Trong mỗi một Luật được Quốc hội ban hành, thông thường, kèm theo đó sẽ là quy định về xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với từng lĩnh vực quản lý của Luật đó do Chính phủ ban hành, và các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện. Do đó, đối với Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư, cũng áp dụng điều này và Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ra đời là một văn bản pháp lý quan trọng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Cụ thể là quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt, vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:

a. Về phạm vi áp dụng nghị định số 50/2016/NĐ-CP được áp dụng với các hành vi:

- Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;

- Vi phạm quy định trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

- Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý đấu thầu;

- Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư chưa được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Như vậy, đăng ký kinh doanh là một trong các phạm vi áp dụng của Nghị định, và chỉ áp dụng với các đối tượng tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

b. Quy định về hình thức xử phạt và biện pháp áp dụng hậu quả, bao gồm:

- Các hình thức xử phạt chính với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm gồm:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền.

- Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm tại Chương II Nghị định 50

  1. Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, gồm:

- Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư

- Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp

- Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế

- Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường

2. Vai trò của Nghị định 50/2016/NĐ-CP đối với hoạt động đăng ký kinh doanh

- Nghị định số 50/2016/NĐ-CP là căn cứ để cơ quan nhà nước có cơ chế để giải quyết các tồn đọng trong quản lý hành chính nhà nước, cụ thể là trong lĩnh vực Kế hoạch đầu tư như: quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài; quản lý đấu thầu; đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Nghị định số 50/2016/NĐ-CP sẽ tạo ra tính răn đe, tính nghiêm minh của pháp luật đối với các chủ thể vi phạm, làm họ thay đổi hành vi của minh và trở thành cá nhân, tổ chức có ích cho xã hội

- Đảm bảo hiệu quả thi hành của các văn bản pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư,…

3. Một số lưu ý khi áp dụng nghị định 50 về đăng ký kinh doanh

- Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2016 và thay thế Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Đồng nghĩa với việc nghị định 155/2013/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành

- Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (trước ngày 15 tháng 7 năm 2016) và đã có quyết định hoặc kết quả xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền thì áp dụng Nghị định số 155/2013/NĐ-CP để xử lý.

- Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực (Trước ngày 15 tháng 7 năm 2016) mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định 50/2016/NĐ-CP

4. Một số câu hỏi thường gặp

- Nghị định số 50 về đăng ký kinh doanh được ban hành khi nào?

Nghị định số 50 được Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 06 năm 2016

- Nghị định số 50 về đăng ký kinh doanh còn hiệu lực không?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào thay thế Nghị định số 50/2016/NĐ-CP cho nên Nghị định này vẫn có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2016 cho đến nay

- Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh quy định những vấn đề gì?

Nghị định 50 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Cụ thể là quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt, vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

- Nghị định số 50 về giấy phép kinh doanh có sử dụng được trong năm 2021 không?

Như đã nói ở trên, cho đến năm 2021, chưa có một nghị định nào về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư được ra dời cho nên Nghị định số 50 vẫn có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2016 cho đến nay

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo