Nghỉ chờ hưu là gì? Quy định pháp luật cụ thể(Cập nhật 2024)

Hưu trí, lương hưu, nghỉ hưu luôn là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm đến. Bởi hầu hết mọi người hiện nay đều là người lao động và việc tìm hiểu về hưu trí, lương hưu của mình là điều đương nhiên để có thể đảm bảo được quyền lợi của chính bản thân mình. Như vậy thì nghỉ chờ hưu là gì? nghỉ chờ hưu bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về nghỉ chờ hưu. Để tìm hiểu hơn về nghỉ chờ hưu các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về nghỉ chờ hưu nhé.

nghi-cho-huu

Nghỉ chờ hưu

1. Tuổi nghỉ hưu là gì?

  • Tuổi nghỉ hưu hay gọi cách cách là tuổi hưu trí. Đó là độ tuổi mà tại thời điểm đó người lao động có đủ điều kiện theo quy định pháp luật nhận được trợ cấp hưu trí đầy đủ khi rời khỏi độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
  • Hay nói cách khác thì nghỉ hưu là việc mà người lao động sẽ được nghỉ công việc hiện tại của mình khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định được pháp luật quy định là sẽ không phải làm việc nữa. Theo quy định của pháp luật lao động thì khi tới tuổi nghỉ hưu người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.
  • Bộ Luật lao động hiện hành thì độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở mỗi thời gian khác nhau là khác nhau, giữa nam và nữ cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thể chất, sức khỏe trung bình của xã hội cũng khác nhau.

2. Đối tượng được hưởng chế độ nghỉ chờ hưu.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP, đối tượng được hưởng chế độ nghỉ chờ hưu bao gồm:

  • Cán bộ quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức mà không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ở xã, phường, thị trấn.

Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 như sau:

  • Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
  • Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;
  • Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

3. Chính sách đối với chờ nghỉ hưu.

Căn cứ theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội tại Điều 5 quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu như sau:

  • Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 2 năm (24 tháng) công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nơi công tác và được thực hiện các chế độ, chính sách như sau:
    • Được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có).
    • Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm và cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu căn cứ vào mức lương, các khoản phụ cấp và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được hưởng tại Khoản 1 Điều này thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật hiện hành.
    • Các chế độ khác như chế độ phục vụ, chế độ điện thoại (nếu có) thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu.
    • Trường hợp cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện khi đang công tác được sử dụng thường xuyên xe ô tô con phục vụ công tác, nếu tham gia các cuộc họp, hội nghị hoặc đi khám chữa bệnh thì báo cơ quan nơi công tác để bố trí xe đưa đón. Trường hợp cơ quan nơi công tác không bố trí được xe đưa đón thì chủ động phương tiện đi lại và được thanh toán theo quy định hiện hành.
    • Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu không tính vào biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Nguồn kinh phí cho chế độ nghỉ chờ hưu cho cán bộ.

Căn cứ Điều 6 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định như sau:

  • Kinh phí giải quyết chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp ngân sách hiện hành

Như vậy, các đối tượng được hưởng chế độ nghỉ để chờ hưởng chế độ lương hưu sẽ được hưởng các chế độ với nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cung cấp, theo phân cấp ngân sách hiện hành

5. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến nghỉ chờ hưu

5.1 Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu có được tính vào biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị không?

Theo Khoản 5, Điều 5 Nghị định 26/2015/NĐ-CP thì Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu không tính vào biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5.2 Những người nghỉ việc chờ đến tuổi hưởng lương hưu được hưởng các quyền gì?

Những người nghỉ việc chờ đến tuổi hưởng lương hưu khi đã đóng đủ số năm BHXH được hưởng các quyền về được nhận trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp

5.3 Người lao động đã có đủ 20 năm BHXH, nên nghỉ chờ hưu hay đóng tiếp bảo hiểm tiếp?

Những người lao động đã có đủ 20 năm đóng BHXH là nên tiếp tục đóng tiếp BHXH để nhận mức hưởng cao hơn.

5.4 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về nghỉ chờ hưu không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về nghỉ chờ hưu uy tín, trọn gói cho khách hàng.

6. Kết luận nghỉ chờ hưu.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về nghỉ chờ hưu và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến nghỉ chờ hưu. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về nghỉ chờ hưu đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về nghỉ chờ hưu thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo