Nghề luật sư là gì? (cập nhật 2024)

Khi nhắc đến những bạn sinh viên chuyên ngành luật thì công việc đầu tiên mà mọi người thường liên tưởng đến đó chính là luật sư. Tuy nhiên, để trở thành luật sư thì cần một quá trình dài hơn việc học cử nhân ngành luật. Nghề luật sư cũng là một ngành nghề được coi trọng trong xã hội hiện nay. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về nghề luật sư là gì? (cập nhật 2023). 

Nghề Luật Sư

Nghề luật sư là gì? 

1. Nghề luật sư là gì?

Trước khi tìm hiểu về nghề luật sư là gì, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm luật sư là gì?

Luật sư về nguyên tắc nghề nghiệp đang được chia thành hai lĩnh vực: luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng.

Luật sư tư vấn là người tư vấn phương án cho hoạt động của các doanh nghiệp, hay tư vấn cho các sự kiện pháp lý nào đó cần sự tư vấn của luật sư. Đối tượng khách hàng của luật sư tư vấn chủ yếu là các doanh nghiệp và doanh nhân.

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động, trong đó con người vận dụng các tri thức, kỹ năng qua đào tạo để làm ra những sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ có tính chất hay tinh thần phục vụ nhu cầu của xã hội.

Nghề luật là một nghề trong xã hội pháp quyền, gắn liền với Nhà nước và pháp luật, trong đó người hành nghề luật thực hiện các chuyên môn khác nhau gắn với pháp luật. Nghề Luật sư là một nghề luật, trong đó luật sư có quyền tự do trong phương thức hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách độc lập theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Đặc điểm của Nghề Luật sư

2.1 Về lĩnh vực hành nghề

Nghề Luật sư là nghề luật, với sự đề cao vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội. Nghề luật có các đặc trưng khác biệt so với các nghề nghiệp khác. Trước hết, nghề luật gắn liền với việc thực thi quyền lực Nhà nước, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ quan, tổ chức, gắn với hoạt động sáng tạo, áp dụng, thực thi, vận dụng pháp luật, là nghề lao động trí óc độc lập và chỉ tuân theo luật pháp, là nghề sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều khoa học khác nhau. Nghề luật là nghề đòi hỏi bản lĩnh kiên định, lòng dũng cảm, tính trung thực, đạo đức trong sáng và nghề đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng nghề nghiệp thành thạo và chuẩn xác.

Khi xã hội phát triển với sự phân công lao động xã hội ở mức độ ngày càng sâu sắc đã xuất hiện những nghề nghiệp độc lập liên quan đến luật pháp. Nhiều nghề luật cụ thể ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của luật pháp. Nghề luật bao gồm các nghề làm luật, xây dựng pháp luật – lập pháp, lập quy; nghề bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý với tư cách độc lập nhân danh Nhà nước – trong lĩnh vực tư pháp; nghề luật thực thi pháp luật với tư cách nhân danh cơ quan, cá nhân có thẩm quyền – trong lĩnh vực hành pháp; nghề làm công tác bổ trợ tư pháp;nghề làm công tác hành chính – tư pháp. Trong hệ thống các nghề nghiệp và chức danh nghề, Nghề Luật sư là một nghề luật, trong đó Luật sư hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp.

2.2 Về chức năng xã hội và nhân văn

Nghề Luật sư là nghề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ quyền con người, góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Nghề Luật sư có tính nhân văn sâu sắc, Luật sư hành nghề không phải chỉ vì mục tiêu kinh tế đơn thuần, Nghề Luật sư còn có sứ mệnh cao cả, thực hiện chức năng xã hội – nghề nghiệp gắn với số phận con người. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, Luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Nghề Luật sư có tính nhân văn sâu sắc bởi về phương diện lịch sử, Nghề Luật sư xuất hiện gắn liền với nhu cầu và xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè, người thân bị giai cấp thống trị bắt giam vô cớ và trừng phạt một cách độc đoán. Mặt khác, Nghề Luật sư xuất phát từ quyền lợi của nhân dân bị áp bức nên nhân dân đồng tình ủng hộ và dần dần thu hút nhiều người tham gia bào chữa trước tòa. Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, vị trí, vai trò của Luật sư và Nghề Luật sư ngày càng được đề cao, Luật sư góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý và thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử của Tòa án theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

3. Quy trình trở thành Luật sư

Có bằng cử nhân Luật:

Đầu tiên muốn trở thành Luật sư, cá nhân cần trải qua giai đoạn đào tạo trình độ của nhân luật.

Giai đoạn này thường kéo dài 04 (bốn) năm, tùy vào hình thức đào tạo và quá trình học tập của mỗi người.

Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật nhưng có thể điểm qua một số cơ sở đào tạo uy tín, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các sỹ tử khi đăng ký dự thi ngành Luật như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Thương Mại…

Sau khi tốt nghiệp cơ sở đào tạo ngành Luật, mỗi người sẽ được cấp bằng Cử nhân Luật.

Tham gia đào tạo nghề Luật sư:

Sau khi có bằng cử nhân Luật, để trở thành Luật sư, bắt buộc phải đăng ký khóa học đào tạo nghề Luật sư tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp hoặc cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Khóa học kéo dài 12 tháng. Sau khi kết thúc chương trình học, học viên phải thi tốt nghiệp, nếu đạt kết quả tốt nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư. Giấy chứng nhận này sẽ là bằng chứng cho việc cá nhân đó đã được đào tạo nghề luật sư.

Tham gia tập sự hành nghề Luật sư:

Sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo nghề tại Học viện tư pháp, cử nhân Luật bắt buộc phải đăng ký tập sự tại một tổ chức hành nghề Luật sư. Người tập sự sẽ đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.

Kỳ tập sự này kéo dài 12 tháng (đã giảm 6 tháng kể từ thời điểm Luật Luật sư 2012 có hiệu lực).Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư. Tập sự hành nghề Luật sư là quá trình giúp Luật sư tương lai tiếp xúc với công việc thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như hoàn thiện về mặt đạo đức để phục vụ quá trình hành nghề sau này.

Yêu cầu đối với người hướng dẫn tập sự: có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc các trường hợp đang bị xử lý kỷ luật do vi phạm Luật luật sư, điều lệ và các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư. Mỗi luật sư không được hướng dẫn quá 03 người tập sự.

Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư:

Kết thúc quá trình tập sự, người tập sự phải tham gia kỳ kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề Luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức. Nếu đạt kết quả thì sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Nếu không đạt kết quả theo quy định, người tập sự sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại. Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).

Xin cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư:

Sau khi trải qua được tất cả những giai đoạn khó khăn trên, đã đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, người Luật sư tương lai phải làm hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư.

Hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe;

+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Xin gia nhập Đoàn Luật sư:

Sau khi có Chứng chỉ hành nghề Luật sư, cá nhân có quyền lựa chọn gia nhập vào một Đoàn Luật sư bất kỳ để hành nghề. Nhưng muốn gia nhập Đoàn luật sư, trươc hết người đó phải gửi hồ sơ đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư gồm có:

+ Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư theo mẫu do Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành;

+ Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư quá sáu tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.

 Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, ra quyết định về việc gia nhập Đoàn luật sư

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư cho người gia nhập Đoàn luật sư. Thời hạn cấp Thẻ luật sư không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Đoàn luật sư.

Như vậy, kể từ thời điểm được cấp Thẻ Luật sư, người Luật sư phải thực hiện đúng tôn chỉ nghề nghiệp và tôn trọng pháp luật.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Học 4 năm và tốt nghiệp lấy bằng cử nhân luật thì có thể hành nghề luật sư chưa?

Sau khi học 4 năm và tốt nghiệp bằng cử nhân luật thì chưa thể hành nghề luật sư ngay mà phải trải qua các quá trình như đã trình bày ở trên gồm có: tham gia đào tạo nghề luật sư, tham gia tặp sự hành nghề luật sư, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề luật sư, xin gia nhập đoàn luật sư. Sau khi đã trải qua hết các giai đoạn này mới được hành nghề luật sư. 

Có trường hợp nào không phải kiểm tra tập sự hành nghề luật sư không?

Có trường hợp không phải kiểm tra tập sự hành nghề luật sư khi: Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn kiểm tra.

Cần những tố chất gì để có thể làm được nghề luật sư?

Để làm được nghề luật sư, cần có bản lĩnh, có đam mê và đầu óc tư duy.

Học trường gì để trở thành luật sư?

Hiện nay, có hai cơ sở lớn đào tạo ngành luật, đó là Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TPHCM. Ngoài ra, còn có Khoa Luật của Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Kinh tế - Luật và nhiều trường đại học khác đào tạo ngành luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Nghề luật sư là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo