Những Điều Cần Biết Về Nghề Công Chứng Viên Hiện Nay

Công chứng viên là nghề ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy công chứng viên là ai? Họ làm gì? Những điều cần biết về nghề công chứng viên hiện nay? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cụ thể nhất về nghề công chứng viên.

Những Điều Cần Biết Về Nghề Công Chứng Viên Hiện Nay

1. Công chứng là gì

Theo Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

2. Công chứng viên là ai

Theo định nghĩa tại Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

3. Công chứng viên làm việc ở đâu

Phạm vi hoạt động của nghề Công chứng viên rộng khắp cả nước. Công chứng viên có thể hoạt động hành nghề ở các văn phòng công chứng.

Làm việc tại các tổ chức công chứng thuộc nhà nước.

Làm việc tại các Tòa án nhân dân của tỉnh, Trung ương, làm việc tại Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, …

Theo quy định, Công chứng viên chỉ được làm việc tại một địa chỉ công chứng mà không được cùng một lúc hành nghề công chứng tại hai địa chỉ khác nhau.

4. Điều kiện để trở thành công chứng viên

4.1. Về tiêu chuẩn

Theo Điều 8 Luật Công chứng năm 2014, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

  • Có bằng cử nhân luật;
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
  • Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

4.2. Về đào tạo

Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng 12 tháng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng, trừ trường hợp được miễn. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

  • Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
  • Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
  • Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
  • Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng kéo dài 03 tháng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

4.3. Về tập sự

Sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng, người muốn trở thành công chứng viên phải tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự để tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.

4.4. Bổ nhiệm công chứng viên

Sau thời gian tập sự, người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 Luật Công chứng năm 2014 có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm. 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên. 

5. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

Theo Điều 13 Luật Công chứng năm 2014, những trường hợp dưới đây không được bổ nhiệm làm công chứng viên:

  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý;
  • Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  • Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành;
  • Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

6. Lương của công chứng viên là bao nhiêu?

Mức lương cho một Thư ký Công chứng viên tùy vùng, tùy khu vực phụ thuộc vào năng lực của bạn, mặt bằng chung cho thấy lượng giao động từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.

Thu nhập của một Công chứng viên là không giới hạn nhất là các văn phòng Công chứng tư nhân tùy vào hợp đồng và các vụ việc dân sự phức tạp trong hợp đồng. Thu nhập của một Công chứng viên lành nghề có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

7. Quyền, nghĩa vụ của công chứng viên

Theo Điều 18 Luật Công chứng năm 2018, công chứng viên có các quyền sau:

  • Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
  • Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
  • Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
  • Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
  • Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
  • Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Công chứng viên có các nghĩa vụ:

  • Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
  • Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
  • Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
  • Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
  • Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
  • Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
  • Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;
  • Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

 

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về những điều cần biết về nghề công chứng viên hiện nay. Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, xin liên hệ với Văn phòng Luật sư ACC để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    L
    Quế Linh
    Adim ạ, cho mình hỏi chút xíu ạ. Hiện bên admin có thể công chứng hộ chiếu trung quốc không ạ, hộ chiếu có dính đến đường lữoi bò và đồng thời đang cần gấp cái công chứng hộ chiếu để giải quyết 1 số việc ở công ty. Nhưng mình đã liên hệ vài văn phòng công chứng ở tphcm, họ đều bảo là không dám làm công chứng cho hộ chiếu có liên quan đến đường lưỡi bò này ạ. Không biết bên admin có giải pháp nào khác không ạ.! Cho mình xin 1 xíu tư vấn ạ
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo