Theo nhu cầu của kinh tế - xã hội và cuộc sống, cho vay ngày càng phổ biến. Cho vay được pháp luật quy định cụ thể, người/ tổ chức làm nghề cho vay cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về nghề cho vay có tội không?
Hình ảnh cho vay
1.Cho vay là gì?
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
2.Nghề cho vay có tội không?
Nhà nước không cấm nghề cho vay cũng như việc cho vay, bằng chứng là hoạt động cho vay được thực hiện tại các tổ chức tín dụng..Cho vay giúp cho người vay vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính hoặc người vay có thể sử dụng khoản vay để lập nghiệp, đầu tư sinh lợi. Hoạt động cho vay không bị cấm ở nước ta, tuy nhiên người/ tổ chức làm nghề cho vay cần phải chú ý về mức lãi suất để tránh trường hợp bị phạt cho vay nặng lãi.
Lãi suất là một điều hết sức nhạy cảm vì đó là khoản lợi nhuận mà người vay thu về từ tiền cho vay. Tâm lý tham lời, muốn thu lợi cao dễ dẫn đến người cho vay đẩy lãi suất vượt quá mức quy định. Theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015 Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định lãi suất khi vay được các bên thỏa thuận, lãi suất không được vượt quá 20 %/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực, có nghĩa là người cho vay được hưởng lãi suất khi cho vay nhưng nên điều chỉnh mức lãi suất cho vay dưới mức 20 %/ năm tức dưới mức là 1,666%/ tháng của khoản tiền vay. Khi mức lãi suất vượt quá 20% / năm tức người cho vay đã phạm vào tội cho vay nặng lãi và bị sử phạt theo quy định của pháp luật.
3.Quy định của pháp luật với tội cho vay nặng lãi.
Bộ Luật Dân Sự 2015 đã có những quy định cụ thể về mức tiền phạt và nâng lên một số mức phạt để nhằm răn đe, giáo dục, hạn chế việc cho vay nặng lãi, trừng phạt những người lợi dụng sự khó khăn của người khác để cho vay nặng lãi bóc lột thu lợi nhuận bất chính cao, pháp luật đã đưa ra các chế tài, hình phạt đối với tội cho vay nặng lãi như sau:
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nhằm ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, Nhà Nước đưa ra các hình phạt đối với phạm tội cho vay nặng lãi. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về xử lý tội cho vay nặng lãi
Tóm lại, nghề cho vay không có tội khi người/ tổ chức làm nghề cho vay tuân thủ mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Nếu thu lợi bất chính với lãi suất cao hơn mức quy định thì người/ tổ chức làm nghề cho vay có nguy cơ đối mặt với các chế tài bất lợi theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin về Nghề cho vay có tội không? mà Công Ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đọc. Nếu bạn đan có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ đến Công Ty Luât ACC - chúng tôi mang đến sự hài lòng ở bạn.
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận