Ngày đáo hạn phái sinh trong chứng khoán là gì

Vào những năm trở lại đây, thị trường chứng khoán được cho là trở nên nhộn nhịp hơn. Khi liên tục có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Có thể nói, sân chơi chứng khoán thời gian này đã bắt đầu chuyển mình. Và trong chứng khoán ngày đáo hạn là ngày vô cùng quan trọng. Vậy ngày đáo hạn phái sinh trong chứng khoán là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.

So Sánh Chứng Khoán, Forex, Phái Sinh Hàng Hóa
Ngày đáo hạn phái sinh trong chứng khoán là gì

1. Đáo hạn phái sinh là gì?

Đáo hạn phái sinh hay còn gọi là ngày đáo hạn phái sinh. Chính là ngày giao dịch cuối cùng của các hợp đồng phái sinh. Vào ngày đáo hạn, hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển sang các tháng tiếp theo để giao dịch.

Có thể nói nôm na vào ngày đáo hạn phái sinh, các nhà đầu tư sẽ tiến hành chốt lời hoặc cắt lỗ và chuyển sang hợp đồng phái sinh mới.

đáo hạn phái sinh

2. Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu về đáo hạn phái sinh. Vậy, đáo hạn phái sinh chứng khoán là gì?

Tương tự như đáo hạn phái sinh. Đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày cuối cùng của hợp đồng chứng khoán phái sinh còn hiệu lực.

Ngoài ra, nếu như ngày đáo hạn phái sinh rơi vào ngày lễ thì ngày trước đó sẽ được tính là ngày đáo hạn.

Tại Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh rơi vào ngày thứ 5, tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn. Có thể bạn sẽ nghe một số từ như thứ 5 đen tối trên thông tin đại chúng. Thứ 5 đen tối ám chỉ ngày đáo hạn phái sinh lúc thị trường giảm.

ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh

Còn tại Mỹ, ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày thứ 6, tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn. Black Friday ám chỉ ngày đáo hạn phái sinh vào tháng 12 của đất nước này.

Tháng đáo hạn được hiểu là tháng hiện tại, tháng sau và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất. Tức là, tháng đáo hạn là tháng hiện tại cùng 2 tháng liền kề trước và sau.

Thanh toán khi đáo hạn là ngày làm việc liền sau ngày đáo hạn. Số tiền tăng/ giảm được ghi trên trên tài khoản khách hàng tương ứng với giá trị lãi/ lỗ khi thực hiện tất toán hợp đồng.

3. Câu hỏi thường gặp

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.

Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ... Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.

Phân loại chứng khoán:

Chứng khoán hiện nay được chia thành 3 loại phổ biến nhất:

  • Chứng khoán nợ là loại chứng khoán xác nhận mối quan hệ giữa chủ nợ (người sở hữu) và công ty phát hành. Chứng khoán nợ thường được phát hành dưới dạng trái phiếu, chứng khoán dạng nợ, giấy tờ. Hiện nay, chứng khoán nợ có tỷ trọng giao dịch khá lớn trên thị trường chứng khoán.
  • Chứng khoán vốn là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và được xác nhận quyền sở hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty. Chứng khoán vốn biểu thị cho những như đầu tư sở hữu một phần công ty, được hưởng lợi nhuận và cũng chịu rủi ro từ tình hình kinh doanh của công ty đó. Chứng khoán vốn thường được phát hành dưới dạng cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, chứng chỉ Quỹ…
  • Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai (Căn cứ vào khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019).

Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Chứng khoán 2019, thị trường chứng khoán hiện nay đang hoạt động theo nguyên tắc:

“Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

  1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
  2. Công bằng, công khai, minh bạch.
  3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
  4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.”

Lưu kí chứng khoán là gì?

Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán, như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi... Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán.

Tại sao phải lưu ký chứng khoán?

  • Lưu ký chứng khoán là điều kiện tiên quyết để có một chiếc vé vào cửa thị trường chứng khoán.
  • Tiết kiệm chi phí in ấn chứng chỉ chứng khoán, bảo quản chứng chỉ chứng khoán.
  • Tránh được tình trạng chứng khoán bị hư hỏng, mất cắp hoặc thất lạc.
  • Đảm bảo thanh toán nhanh, góp phần tăng vòng quay vốn của thị trường và của nhà đầu tư.
  • Giảm rủi ro cho hoạt động của thị trường.

XEM THÊM:>>>Đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì

Trên đây là một số thông tin về ngày đáo hạn phái sinh trong chứng khoán là gì. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo