Ngành tâm lý học là một trong những ngành có sức ảnh hưởng lớn và có thể bổ trợ cho rất nhiều ngành khác, cho nên hiện nay ngành học này cũng đang rất được quan tâm bởi nhiều bạn học sinh, sinh viên. Vậy Ngành tâm lý học là gì? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Ngành tâm lý học là gì?
Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu các hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người mà cụ thể đó là cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi người. Ngoài ra, Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý cũng như là các yếu tố, tác nhân bên ngoài tác động lên hành vi và trạng thái tinh thần của con người.
Những người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực này được gọi là các nhà tâm lý học. Nhiệm vụ của nhà tâm lý học đó chính là nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý, các quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó cũng như nghiên cứu về vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người.
Theo học ngành Tâm lý học, học viên nói chung sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, tâm lý học tội phạm, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống,…
2. Ngành tâm lý học học những gì?
Với ngành tâm lý học, ngoài những khối kiến thức chung bắt buộc của bậc đại học, học viên sẽ được đào tạo về khối kiến thức chuyên ngành cũng như những kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực tâm lý học như: tâm lý học xã hội, tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, tâm lý học phát triển, tâm lý học sức khoẻ, tâm lý học nhân cách, tâm lý học tham vấn, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống,…
Trong khuôn khổ của một khóa học ngành Tâm lý, có thể người học sẽ thường xuyên bắt gặp những môn học phổ biến như: Tâm lý học lâm sàng (Clinial Psychology), Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology), Tâm lý học xã hội (Social Psychology), Tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology), Tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology),…
3. Các chuyên ngành đào tào tâm lý học
HUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO | KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN |
Tâm lý học xã hội | Kiến thức về tâm lý trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như tâm lý học gia đình, tâm lý học giới, tâm lý học văn hoá, tâm lý học dân tộc, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học pháp lý... |
Tâm lý học tội phạm | Đào tạo kiến thức giúp các nhà tâm lý học tương lai nghiên cứu được tâm lý và suy nghĩ của tội phạm từ các yếu tố có liên quan như khu vực, đối tượng, hành vi phạm tội. Từ đó phác hoạ ra được chân dung gần chính xác nhất góp phần giúp đỡ, hỗ trợ cảnh sát trong việc điều tra và phá án. |
Tâm lý học giáo dục | Nghiên cứu về cách mà con người học được từ những môi trường giáo dục xung quanh. Môn học liên quan đến những phương pháp học khác nhau và phát triển thường tập trung vào những học viên có nhu cầu đặc biệt như trẻ em có năng khiếu và những người bị khuyết tật về thể chất hay tinh thần. |
Tâm lý học Quản lý - Kinh doanh | Đào tạo kiến thức giúp người học nghiên cứu về các vấn đề tâm lý trong việc quản trị kinh doanh, hành vi giao tiếp trong quản lý kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, lao động hướng nghiệp... |
Tâm lý học lâm sàng | Cung cấp kiến thức giúp người học nghiên cứu về việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn về tâm thần và cảm xúc, nhận biết được dấu hiệu của bệnh tâm thần và phương pháp giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh nhân. Người học sẽ được học những môn học chuyên sâu về tâm lý trị liệu, tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, tâm lý học đường, cách đánh giá trong tâm lý học lâm sàng... |
4. Các công việc về ngành tâm lý học
- Chuyên gia tâm lý học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh cũng như các học sinh, sinh viên trong việc giải toả áp lực tâm lý của học sinh về mọi mặt, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý.
- Chuyên viên tham vấn về tâm lý: Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ… giúp cho những người có nhu cầu tìm hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và cần tư vấn để tìm cách giải quyết.
- Nhà tư vấn tuyển dụng: Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp...giúp đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.
- Nhà nghiên cứu về tâm lý học: Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các công ty truyền thông… thực hiện công việc nghiên cứu tâm lí của từng cá nhân hoặc nhóm xã hội và áp dụng kết quả nghiên cứu để giảm thiểu sự khó khăn về tinh thần và những áp lực hàng ngày; tăng cường sức khoẻ tinh thần và khuyến khích các hành vi hợp lí của cá nhân và nhóm xã hội.
Trên đây là nội dung Ngành tâm lý học là gì? Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận