Ngân hàng là gì? Ngân hàng là một trong các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Hiện nay, ngân hàng trở nên rất phổ biến trong đời sống của chúng ta. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu Ngân hàng là gì? Có mấy loại ngân hàng? Cũng như các thông tin có liên quan đến ngân hàng sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết sau đây. Mời bạn cùng theo dõi.
1. Ngân hàng là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này”.
Theo đó, các hoạt động ngân hàng chính là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ dưới đây:
- Nhận tiền gửi;
- Cấp tín dụng;
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Do đó, có thể khái quát hơn, ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn.
2. Các loại hình ngân hàng
Xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, có 03 loại hình ngân hàng cơ bản: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
- Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Ngân hàng chính sách là ngân hàng thuộc Chính phủ, được Chính phủ ra quyết định thành lập, hoạt động chủ yếu vì lợi ích chung của công đồng. Ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Ngoài ra còn có ngân hàng trung ương với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
3. Nhiệm vụ của ngân hàng là gì?
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước;
+ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;
+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định;
+ Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định.
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định.
- Kinh doanh ngoại hối:
+ Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán;
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác:
+ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước cho phép.
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định.
- Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác.
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước.
- Kinh doanh vàng bạc theo quy định.
- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.
- Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.
Trên đây là một số thông tin về ngân hàng là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về ngân hàng là gì hay cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn, có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua một trong các phương thức liên hệ sau để được phản hồi nhanh chóng.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận