Ngân hàng hợp tác xã là gì? Quy định pháp luật hiện hành

Ngân hàng hợp tác xã là một trong những loại hình tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật. Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.Ngày nay mô hình này khá phổ biến và được mọi người quan tâm đến. Như vậy thì ngân hàng hợp tác xã gì? Ngân hàng hợp tác xã bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về ngân hàng hợp tác xã. Để tìm hiểu hơn về ngân hàng hợp tác xã các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về ngân hàng hợp tác xã nhé.

ngan-hang-hop-tac-xaNgân hàng hợp tác xã

1. Khái quát về ngân hàng hợp tác xã.

Ngân hàng hợp tác xã là một trong những loại hình tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật. Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.Ngày nay mô hình này khá phổ biến và được mọi người quan tâm đến. 

Căn cứ pháp lý liên quan: 

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (SĐBS 2017)

- Luật Hợp tác xã năm 2012

- Thông tư 04/2015/TT-NHNN 

2. Ngân hàng hợp tác xã là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì hợp tác xã là:

  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Theo đó thì ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng hợp tác xã được thành lập từ năm 2013 (Giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/6/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc “Cho phép thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ) trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân trung ương được thành lập từ năm 1995.

3. Đặc điểm ngân hàng hợp tác xã?

Ngân hàng hợp tác xã là loại hình ngân hàng đặc thù và có một số các đặc điểm khác ngân hàng khác như:

  • Chỉ có một Ngân hàng hợp tác xã, vì cụm từ “hợp tác xã” là danh từ chung đã trở thành tên gọi riêng của ngân hàng này, mặc dù pháp luật không quy định rõ điều này;
  • Thành viên của Ngân hàng hợp tác xã bao gồm tất cả các quỹ tín dụng và các pháp nhân góp vốn khác, mà không có cá nhân. Như vậy, việc tham gia của các quỹ tín dụng vào Ngân hàng hợp tác xã là bắt buộc và không được chấm dứt tư cách thành viên;
  • Đại hội thành viên Ngân hàng hợp tác xã không có thẩm quyền quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể ngân hàng như đối với Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hay Đại hội thành viên hợp tác xã.
  • Vốn điều lệ của Ngân hàng hợp tác xã, ngoài vốn góp như các tổ chức tín dụng khác, còn có phần “vốn hỗ trợ của Nhà nước”.
  • Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia Ngân hàng hợp tác xã tối thiểu là 10 triệu đồng; mức vốn góp thường niên tối thiểu là một triệu đồng. Hợp tác xã nói chung không có quy định về việc góp vốn thường niên.
  • Tổng vốn góp tối đa của mỗi thành viên (kể cả vốn nhận chuyển nhượng) không vượt quá 30% vốn điều lệ của Ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại Ngân hàng hợp tác xã;
  • Thành viên là quỹ tín dụng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên tối thiểu; thành viên pháp nhân khác được chuyển nhượng và hoàn trả vốn góp theo quy định chung; Thành viên hợp tác xã có thể góp vốn vào hợp tác xã bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam (Điều 42 Luật hợp tác xã năm 2012)
  • Việc quản trị, kiểm soát và điều hành của Ngân hàng hợp tác xã được quy định như sau:
  • Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Ngân hàng hợp tác xã có quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
  • Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên và Hội đồng quản trị;
  • Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

4. Kết luận ngân hàng hợp tác xã.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về chức năng của ngân hàng hợp tác xã và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến ngân hàng hợp tác xã. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về ngân hàng hợp tác xã đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về ngân hàng hợp tác xã vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo