Hầu hết mọi người đều có mong muốn thi vào công chức, có cơ hội thăng tiến trong công việc nhưng không phải ai cũng biết ngạch công chức là gì?
Vậy ngạch công chức là gì? Điều kiện nâng ngạch công chức là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Ngạch công chức là gì? (Cập nhật 2023)
1. Ngạch công chức là gì?
- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
- Công chức khi được tuyển dụng được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của Nhà nước… trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
- Như vậy, ngạch công chức là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm người được tuyển dụng vào công chức vào vị trí việc làm tương ứng với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Điều kiện nâng ngạch công chức là gì?
Từ 1/7/2020 việc nâng ngạch công chức được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển và xét tuyển.
Theo quy định tại Điều 45 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì công chức sẽ được xét nâng ngạch công chức khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu thì công chức của cơ quan đó có nhu cầu đăng ký;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi.
- Trong khi đó, hiện nay, pháp luật đã thêm các điều kiện để được thi nâng ngạch công chức nêu chi tiết tại Điều 30 Nghị định 138 năm 2020 gồm:
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;
- Có năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.
- Trong đó, nếu công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra hoặc được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc tin học tương ứng với ngạch dự thì thì được coi là đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu với từng ngạch công chức (ít nhất 01 năm (12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch).
3. Các tiêu chí phân loại công chức
Theo quy định tại Điều 34 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức được phân thành 04 loại bao gồm:
- Loại A: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương
- Loại B: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương
- Loại C: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương
- Loại D: Người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
4. Căn cứ pháp lý
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức số 52/2019/QH14 ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2019
Công ty Luật ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn ngạch công chức là gì với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Đội ngũ luật sư có chuyên môn, trình độ cao của chúng tôi sẽ nêu rõ những nội dung pháp lý về ngạch công chức là gì một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về ngạch công chức là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về ngạch công chức là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail:
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận