Chuyên viên là ngạch công chức hành chính xếp cho người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học với nhiệm vụ giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ. Vậy ngạch chuyên viên là gì? Tiêu chuẩn ngạch chuyên viên là gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết ngay sau đây để có được các thông tin cần thiết bạn nhé.

1. Cơ sở pháp lý
Luật Cán bộ Công chức 2008
2. Ngạch chuyên viên là gì?
Theo Luật Cán bộ Công chức năm 2008 thì Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Ngạch chuyên viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp việc cho lãnh đạo các đơn vị (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục…) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ liên quan. Ngạch chuyên viên làm việc từ cấp Quận/Huyện trở lên đến Cục – Vụ.
3. Các ngạch chuyên viên
Trong hệ thống hành chính thứ bậc của Việt Nam hiện nay, những cán bộ – công chức – viên chức – nhân viên được phân thành từng ngạch (bao gồm những người tương đương về năng lực, nghiệp vụ) và trong một ngạch có các bậc lương tương ứng. Hiện nay ở Việt Nam chủ yếu có 05 ngạch công chức chính, trong đó có 03 ngạch chuyên viên như sau:
- Ngạch Chuyên viên cao cấp (01.001) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên cao cấp, Kiểm toán viên cao cấp, Kế toán viên cao cấp…);
- Ngạch Chuyên viên chính (01.002) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên chính, Kiểm toán viên chính, Kế toán viên chính…);
- Ngạch Chuyên viên (01.003) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên, Kiểm toán viên, kế toán viên…);
4. Tiêu chuẩn để trở thành chuyên viên
4.1. Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức của chuyên viên
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn nâng cao tinh thần trung thành với Tổ quốc cùng với Hiến pháp của Nhà nước. Đồng thời luôn bảo vệ quyền lợi của nhân dân và lợi ích của Tổ quốc.
- Giữ vững trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của một chuyên viên nói riêng và công chức nói chung theo nội dung đã được ban hành của pháp luật; không ngừng xây dựng, giữ vững kỷ luật bằng cách luôn tuân thủ pháp luật, kỷ cương hành chính của tổ chức.
- Nâng cao tinh thần tự giác và luôn làm tròn trách nhiệm của bản thân.
- Là người phải công tâm, khách quan, liêm khiết, chính trực và gương mẫu trong mọi quá trình thực hiện công vụ và luôn phục vụ nhân dân theo đúng chuẩn mực.
- Sinh hoạt lành mạnh và thực hiện theo đúng tiêu chí: cần - kiệm - liêm - chính và chí công vô tư.
- Không ngừng nỗ lực học hỏi nâng cao tri thức và thường xuyên rèn luyện, nâng cao năng lực, phẩm chất.
4.2. Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên viên
- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;
- Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao; hiểu được những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý, khoa học quản lý; tổ chức khoa học quản lý;
- Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
- Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
- Am hiểu thực tiễn, kinh tế – xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước;
- Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).
4.3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sĩ quản lý hành chính công, tiến sĩ quản lý hành chính công;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp;
- Có chứng chỉ tin học phù hợp.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về ngạch chuyên viên là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn.
5. Câu hỏi thường gặp
Ngạch chuyên viên là gì?
Ngạch chuyên viên là một trong những ngạch nghề trong hệ thống công chức nhà nước. Đây là một ngạch nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, nhiệm vụ của chuyên viên là thực hiện các công việc liên quan đến chuyên môn, chuyên ngành mà mình đảm nhiệm.
Những yêu cầu gì để trở thành chuyên viên?
Để trở thành chuyên viên, người đó cần có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm và có khả năng giải quyết các vấn đề chuyên môn. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và kỹ năng quản lý thời gian cũng là những yếu tố quan trọng để trở thành chuyên viên.
Chuyên viên được đánh giá và xếp hạng như thế nào?
Chuyên viên được đánh giá và xếp hạng dựa trên hiệu quả công việc của họ, đóng góp cho tổ chức, năng lực chuyên môn và sự phát triển nghề nghiệp. Điểm số và xếp hạng sẽ ảnh hưởng đến việc thăng tiến, nâng lương và các phúc lợi khác của chuyên viên trong tổ chức.
Nội dung bài viết:
Bình luận