Nên thành lập hợp tác xã hay công ty trong năm 2024

Mỗi tổ chức đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, kể cả hợp tác xã hay công ty cũng đều như thế. Vậy hiện nay, nên thành lập hợp tác xã hay công ty? Căn cứ vào những ưu nhược điểm giữa 02 tổ chức này

Pháp luật quy định về loại hình hợp tác xã hay công ty nhằm cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu được quyền tự do kinh doanh, tự do lựa chọn hình thức tìm kiếm lợi nhuận cũng như các ngành nghề mà Nhà nước có phép họ được thực hiện. Thế nhưng, với sự đa dạng trong các loại hình này, rất nhiều người băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức nào phù hợp. Do đó, để giải đáp điều này, trong bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ giải đáp cho các bạn về câu hỏi nên thành lập hợp tác xã hay công ty!

nen-thanh-lap-hop-tac-xa-hay-cong-ty

Nên thành lập hợp tác xã hay doanh nghiệp

1. Thế nào là hợp tác xã?

Hợp tác xã là khái niệm được quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2012, theo đó, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

2. Thế nào là công ty?

Công ty là khái niệm được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, theo đó công ty là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Có những loại hình công ty sau: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Luật hợp tác xã 2012-23/2012/QH13 . Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

3. Nên thành lập hợp tác xã hay công ty trong năm 2021

Để trả lời được câu hỏi nên thành lập hợp tác xã hay công ty trong năm 2021, chúng tra căn cứ vào đâu là ưu nhược điểm của từng loại hình để có thể cân nhắc với tình hình thực tế. Theo đó, ưu và nhược điểm của công ty và hợp tác xã cụ thể như sau:

3.1 Những ưu điểm và nhược điểm của hợp tác xã

- Ưu điểm:

  • Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội, trợ giúp cộng đồng cao
  • Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt dựa trên số vốn góp của từng người mà các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã.
  • Các thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp khi thành lập. Trường hợp này tạo nên tâm lý yên tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã.

- Nhược điểm

  • Cơ chế bình đẳng và có quyền quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp tác xã thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy không cân bằng về quyền lợi với số vốn mình đã góp
  • Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã.
  • Số vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp từ các thành viên và có tiếp nhận thêm các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức khác, nhưng qua đó cũng cho thấy khả năng huy động vốn không cao so với các hình thái kinh tế khác.

3.2 Những ưu điểm và nhược điểm của công ty

Đối với các công ty, bởi tồn tại nhiều loại hình cho nên ưu và nhược điểm được phân chia như sau:

a. Công ty TNHH một thành viên

- Ưu điểm:

  • Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu do đó chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, không cần xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác;
  • Có tư cách pháp nhân; Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản

- Nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc huy động vốn, không được phát hành cổ phiếu.

b. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Ưu điểm:

  • Có tư cách pháp nhân, các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn
  • Số lượng thành viên công ty không nhiều
  • Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ

- Nhược điểm

  • Không có quyền phát hành trái phiếu.
  • Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ  hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
  • Trong một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp

c. Công ty cổ phần

- Ưu điểm:

  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định khác
  • Có tư cách pháp nhân
  • Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, việc huy động vốn dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn

- Nhược điểm:

  • Quản lý trong công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình khác

e. Doanh nghiệp tư nhân

- Ưu điểm:

  • Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức của công ty đơn giản
  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh

- Nhược điểm:

  • Không có tư cách pháp nhân, rủi ro cao khi chịu trách nhiệm hữu hạn
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường
  • Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác;
  • Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

f. Công ty hợp danh

- Ưu điểm

  • Thành viên công ty hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp

- Nhược điểm

  • Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Như vậy, thông qua các nội dung trên, các bạn sẽ giải đáp được chọn lựa nên thành lập hợp tác xã hay công ty bởi điều này còn phụ thuộc vào điều kiện của từng cá nhân, tổ chức cũng như các yếu tố khác. Khi có cầu thành lập hợp tác xã hay doanh nghiệp, hãy liên hệ với Luật ACC để nhận được tư vấn bởi các chuyên viên có kinh nghiệm, lành nghề và chi phí hợp lý, cùng hệ thống tư vấn toàn quốc qua:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (972 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo