Kinh tế thị trường là một trong những mô hình kinh tế được nhiều nước sử dụng trên thế giới bởi vì những lợi thế mà nó mang lại. Quy định về Nền kinh tế thị trường là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

1. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường
Theo chiều dài lịch sử, nền kinh tế thị trường hình thành và phát triển đã trải qua ba bước chuyển biến, bao gồm:
Bước chuyển biến thứ nhất: Là chuyển đổi từ mô hình kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc lên mô hình kinh tế hàng hóa ở nấc thang thấp nhất là kinh tế hàng hóa giản đơn.
Bước chuyển biến thứ hai: Từ mô hình kinh tế hàng hóa đơn giản lên mô hình kinh tế thị trường tự do. Tức là nền kinh tế mà thị trường tự do phát triển, điều tiết kinh tế, mọi vấn đề của nền kinh tế đặt ra đều do thị trường điều chỉnh và quyết định.
Bước chuyển biến thứ ba: Từ mô hình kinh tế thị trường tự do lên mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp. Nghĩa là nền kinh tế được điều chỉnh bởi cả hai lực lượng chính phủ và thị trường.
Ba bước chuyển nói trên chịu sự chi phối bởi tiến trình kinh tế khách quan nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở phân công lao động xã hội và trao đổi thông qua quan hệ hàng hóa- tiền tệ và thị trường, phá vỡ kinh tế kết cấu tự nhiên,tự cấp, tự túc, thực hiện tự do cạnh tranh và tự do kinh doanh, tự chủ. Tiến trình này gắn với bước chuyển biến thứ nhất từ kinh tế tự nhiên, tự cấp và tự túc lên kinh tế hàng hóa giản đơn.
Thứ hai, lấy sự phân công lao động bằng máy móc làm cơ sở kỹ thuật thông qua công nghiệp hóa để thúc đẩy quá trình chuyển hóa các yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất. Đây là quá trình chuyển từ cơ cấu kinh tế nông- công nghiệp sang cơ cấu nông-công nghiệp- dịch vụ. Tiến trình này gắn với bước chuyển biến thứ hai lên kinh tế thị trường tự do.
Thứ ba, tiến trình mở cửa thế giới với thế giới bên ngoài, là tiến trình chuyển từ kỹ thuật cơ điện sang kỹ thuật điện tử tin học văn minh hậu công nghiệp, từ kinh tế công-nông nghiệp- dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Thị trường không chỉ trong nước mà còn mở cửa với bên ngoài. Tiến trình này gắn với bước chuyển thứ ba từ kinh tế thị trường tự do lên nền kinh tế thị trường hỗn hợp.
2. Các nhân tố cấu thành nền kinh tế thị trường là gì?
2.1 Chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường
- Nhà nước: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường rất quan trọng, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Cơ quan Nhà nước trong nền kinh tế thị trường không chỉ thực hiện vai trò cai trị các doanh nghiệp mà còn thực hiện vai trò phục vụ cho sự phát triển, chuyển từ một nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế dân chủ. Nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản như chức năng xây dựng thể chế, cung cấp các hàng hóa công cộng thuần túy, quan tâm đến các yếu tố ngoại ứng, kiểm soát độc quyền và phân phối các hoạt động tư nhân và phân phối lại của cải xã hội.
- Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là chủ thể trong hệ thống kinh tế thị trường vì đây là nơi trực tiếp sản xuất mọi loại hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trên thị trường, doanh nghiệp chính là nền tảng của nền kinh tế thị trường. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế doanh nghiệp với tư cách là chủ thể quan trọng của kinh tế thị trường là khâu sống còn, chi phối mức độ lớn động thái của nền kinh tế.
- Người tiêu dùng: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế sản xuất ra nhằm mục tiêu để bán, tức là người sản xuất là người bán những hàng hóa sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể là tập thể, tập đoàn người hoặc cá nhân. Người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường đóng vai trò quan trọng vì nhu cầu của họ là căn cứ cho sự phát triển sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Nếu các nhà sản xuất không căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của xã hội để tiến hành sản xuất sẽ thất bại.
2.2 Hệ thống các loại thị trường
- Thị trường hàng hóa và dịch vụ: Đây là bộ phận cơ bản của thị trường đầu ra của nền kinh tế và có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế- xã hội. Theo nghĩa hẹp, thị trường hàng hóa và dịch vụ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ. Khi nói đến thị trường hàng hóa và dịch vụ đề cập đến các loại hàng hóa và dịch vụ là sản phẩm cuối cùng và phục vụ tiêu dùng. Thị trường này bao gồm toàn bộ các quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể tham gia thị trường đã được thể chế hóa.
- Thị trường sức lao động: Thị trường lao động là một trong những thị trường cơ bản và có vị trí quan trọng trong hệ thống các loại thị trường. Quá trình hình thành và vận động của thị trường lao động có những đặc điểm riêng biệt.
- Thị trường bất động sản: Đây là địa điểm mà những người có bất động sản sẵn sàng bán nó ra và có những người cần bất động sản gặp gỡ nhau để kiếm lời lẫn nhau theo thỏa thuận. Trong loại hình này, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng và mọi vấn đề phát sinh đều bắt nguồn từ đất đai.
- Thị trường tài chính: Thị trường tài chính là toàn bộ những quan hệ trao đổi mua bán những sản phẩm tài chính đã được thể chế hóa. Có nhiều tiêu thức phân loại thị trường tài chính như căn cứ vào tính chất của các loại sản phẩm tài chính được mua bán, trao đổi, bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
- Thị trường khoa học và công nghệ: Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Phát triển khoa học công nghệ là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ.
2.3 Các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường
- Quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Theo đó, quy luật này yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó tức là cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có 3 tác động, gồm: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm và phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu-nghèo.
- Quy luật cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa các chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để thu về nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nó buộc người sản xuất phải năng động nhạy bén và cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế.
- Quy luật cung - cầu: Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán và cung là tổng số hàng hóa có ở thị trường. Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cầu xác định cung và cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa, chỉ những hàng hóa nào có cầu mới được sản xuất, cung cứng và tiêu thụ nhiều thì có cầu lớn tức là có cầu lớn sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại.
- Quy luật lưu thông tiền tệ: Quy luật này quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
3. Đặc điểm kinh tế thị trường hiện đại:
3.1 Các đặc điểm và tiêu chí cơ bản của yếu tố thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện đại và điều kiện toàn cầu hóa bao gồm:
– Thứ nhất, là có đầy đủ tất cả các loại thị trường, bao gồm thị trường các nhân tố sản xuất, thị trường hàng hóa và dịch vụ và các loại thị trường khác; các loại thị trường đó đều phát triển; về cơ bản là thị trường cạnh tranh công bằng, kết nối các nền kinh tế khu vực và trên toàn cầu.
– Thứ hai, sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản rõ ràng, được xác định cụ thể và được bảo vệ một cách chắc chắn với độ tin cậy cao.
– Thứ ba, các chủ thể thị trường cần phải độc lập về pháp lý và đa dạng về loại hình; có quyền tự chủ và tự do kinh doanh; tức là tự do quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào, tự do quyết định giá và trao đổi theo cung cầu thị trường.
– Thứ tư, thị trường tất cả các loại đều có cạnh tranh công bằng và trật tự; độc quyền kinh doanh được kiểm soát có hiệu quả; cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh bị loại trừ
– Thứ năm, tự do kinh doanh, cạnh tranh thị trường công bằng và có trật tự là hai yếu tố cơ bản chi phối phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, chi phối sự lựa chọn của các chủ thể thị trường.
– Thứ sáu, giá cả tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên…) đều được quyết định dựa trên sự khan hiếm, cạnh tranh và quan hệ cung – cầu của yếu tố thị trường.
– Thứ bảy, cuối cùng đó là sự đào thải sáng tạo, hay chính là cạnh tranh thị trường một cách công bằng và có trật tự sẽ lựa chọn người thắng cuộc.
3.2 Các đặc điểm và tiêu chí cơ bản của yếu tố nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa, bao gồm:
– Nhà nước cần quản lý và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
– Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và bảo đảm hiệu lực thực thi, trong đó, các điểm nổi bật là xác lập rõ ràng, cụ thể các loại tài sản, quyền sở hữu tài sản, bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản; bảo đảm quyền tự do hợp đồng và thực thi các hợp đồng; bảo đảm cạnh tranh công bằng, bình đẳng và kiểm soát hiệu quả độc quyền kinh doanh dưới mọi hình thức; kiểm soát loại bỏ được cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh dưới mọi hình thức,…
– Nhà nước cần khắc phục khiếm khuyết, thất bại của thị trường; đồng thời, không làm cho thị trường hoạt động một cách méo mó, sai lệch, không tạo ra những tín hiệu thị trường sai lệch đối với các chủ thể thị trường
– Nhà nước cần làm đối tác và tạo cơ hội phát triển đối với khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội khác.
– Nhà nước cần tạo điều kiện và đảm bảo công bằng về cơ hội phát triển đối với tất cả công dân; thực hiện phân phối lại thu nhập nhằm giảm bớt bất công, bất bình đẳng trong xã hội và hỗ trợ, nâng đỡ nhóm xã hội yếu thế, các vùng, địa phương kém phát triển
– Nhà nước cần đảm bảo hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội, tổ chức cung ứng các loại dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu và thực hiện các nhiệm vụ xã hội khác.
4. Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường:
4.1 Ưu điểm của kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, nếu nhu cầu hàng hóa của các chủ thể cao hơn so với nguồn cung, giá cả hàng hóa sẽ cao lên, lợi nhuận từ đó cũng tăng, là động lực để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng nguồn cung.
Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở có cơ chế sản xuất hiệu quả, sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao, cho phép họ gia tăng quy mô, nguồn lực sẽ đổ dồn về những nơi có hiệu quả sản xuất tốt hơn.
Ngược lại, các doanh nghiệp, cơ sở có cơ chế sản xuất không hiệu quả, sức cạnh tranh kém thì sẽ dần bị đào thải khỏi thị trường.
Nền kinh tế thị trường tạo động lực để các doanh nghiệp đổi mới, phát triển công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm để có thể cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh chính vì vậy muốn tồn tại phải luôn có giải pháp cải tiến. Kinh tế thị trường cũng là nơi thanh lọc những người thực sự có năng lực, đào thải những ai yếu kém.
Bên cạnh đó, kinh tế thị trường cần phải tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước. Việc được tiếp xúc, chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý từ các nước phát triển từ đó sẽ thúc đẩy các nước đang phát triển có những giải pháp tích cực cho nền kinh tế của nước nhà.
Mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được là tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai bên.
Ngoài ra, nền kinh tế thị trường cũng mang đến nhiều việc làm hơn cho các chủ thể là người lao động.
4.2 Nhược điểm của kinh tế thị trường:
Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể là nguyên nhân chính đã gây bất bình đẳng trong xã hội.
Những chủ thể là người chiếm ưu thế trong kinh doanh sản xuất sẽ ngày càng có nhiều tài sản, quyền lực. Những người còn lại thì cũng sẽ rơi vào tình trạng tệ hơn.
Đây cũng là lý do quan trọng dẫn đến sự phân chia giai cấp đó là: thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp cũng dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, nếu sau thời gian dài mad không còn có sự cạnh tranh, những người có tiềm lực mạnh sẽ trực tiếp thâu tóm thị trường, nền kinh tế có thể chỉ do một số ít người thao túng, họ cũng chi phối thị trường theo ý mình.
Chính bởi vậy, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước việc tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm để tăng thêm lợi nhuận sẽ xảy ra, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế nói chung, người tiêu dùng nói riêng.
Do đó, sự chênh lệch về cung – cầu sẽ là hệ quả dẫn đến khủng hoảng thừa, thất nghiệp và lạm phát.
Các doanh nghiệp khi không bán được hàng để nhằm thu hồi vốn dần sẽ phá sản gây khủng hoảng kinh tế trên khu vực và trên toàn thế giới.
Trong thực tế hiện nay, để nhằm mục đích có thể hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường, không có nước nào có một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do – tự phát, các chính phủ sẽ luôn có trách nhiệm cần can thiệp vào thị trường dù ít hay nhiều. Cũng như vậy, không có nước nào có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn. Thay vào đó, đa số các quốc gia trên thế giới có nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường và yếu tố can thiệp của Nhà nước sẽ là nhiều hay ít.
Cụ thể như tại Hoa Kỳ, tuy có nền kinh tế chủ yếu là thị trường tư nhân nhưng nước Mỹ vẫn có Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, đạo luật này sẽ cho phép tổng thống Mỹ có quyền được yêu cầu doanh nghiệp buộc phải nhận và ưu tiên đơn hàng chế tạo vật liệu, thiết bị được coi là cần thiết với quốc phòng, dù điều đó có thể gây thua lỗ cho doanh nghiệp, Tổng thống Mỹ cũng có quyền quy định những mặt hàng bị cấm tích trữ hoặc đầu cơ tăng giá.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Nền kinh tế thị trường là gì mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận