Kinh tế đối với mỗi quốc gia đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, nó quyết định đến sự thịnh vượng, tự chủ của một nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân quốc gia đó. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh tế học đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để có thể tìm ra được quy trình vận hành của nền kinh tế. Nhắc tới vấn đề này, không thể không kể đến thuật ngữ “nền kinh tế quốc dân”. Vậy nền kinh tế quốc dân là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Nền kinh tế quốc dân
1. Đặc điểm của nền kinh tế quốc dân
1.1. Khái niệm
Nền kinh tế quốc dân là thuật ngữ dùng để chỉ sự phát triển của một quốc gia cụ thể trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân là tổng thể các mối quan hệ về kinh tế và ngành kinh tế, cấu tạo nên nền kinh tế của quốc gia đó. Trong đó, các lĩnh vực kinh tế liên kết với nhau một cách hài hòa để tạo nên hiệu quả phát triển từ sự phân công lao động xã hội và sự trao đổi, lưu thông có tính chất tất yếu với nhau. Có nhiều yếu tố đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế quốc dân như công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước, kinh tế hỗn hợp,…
1.2. Cấu thành của nền kinh tế quốc dân
-
Cơ cấu ngành kinh tế, là tổng thể các nhóm ngành được hình thành trong nền kinh tế. Hiện nay, nó được phân chia làm ba nhóm chính: nông – lâm – ngư – nghiệp; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Mặc dù, những thập kỷ trở lại đây, theo xu thế của công nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam đã ứng dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến để gia tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp vẫn có sự nhỉnh hơn so với những nhóm ngành khách trong cơ cấu GDP. Có lẽ, lý do liên quan đến đặc thù của khí hậu và truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời tại Việt Nam.
-
Cơ cấu thành phần kinh tế, đây là yếu tố được hình thành từ chế độ sở hữu mà Nhà nước thừa nhận. Nói về vấn đề này phải kể đến cột mốc quan trọng, mang tính bước ngoặt trong nền kinh tế nước ta. Đó là thời kỳ đổi mới 1986, trước đó tồn tại chế độ bao cấp, hàng hóa đều thuộc về sở hữu của nhà nước, được tiến hành phân phối đến người dân sản lượng qua chế độ tem phiếu. Tuy nhiên, từ khi tiến hành cải cách mở cửa, hình thức sở hữu tư nhân đã được thừa nhận. Do đó, thương nhân, tài sản sở hữu cá nhân ra đời, hộ gia đình đã có được tài sản tích lũy nhờ có thể trao đổi hàng hóa do chính họ làm ra. Chính sách mở cửa này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu thành phần kinh tế.
-
Cơ cấu lãnh thổ, đây là việc phân bổ nền kinh tế theo ranh giới lãnh thổ. Cụ thể được phân chia thành toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng. Một ví dụ cho việc phân chia này là những cụm từ như “Nền kinh tế toàn cầu” , “ Nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương”,… thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các tạp chí. Giữa cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu kinh tế có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Cơ cấu lãnh thổ góp phần hình thành cơ cấu ngành do yếu tố địa lý của vùng lãnh thổ, điều kiện tự nhiên của vùng lãnh thổ sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngành kinh tế. Ngược lại, việc liên thông giữa các ngành kinh tế có thể giúp hình thành vùng lãnh thổ.
2. Vai trò của nền kinh tế quốc dân
- Có vai trò giảm lạm phát một cách hiệu quả. Một ví dụ dễ hiểu, người dân từ được nhà nước bao cấp hàng hóa, bao gồm cả lương thực nay họ đã có thể tự sản xuất và thậm chí có thể tích lũy tài sản từ việc lao động tạo ra nhiều lương thực để đem trao đổi. Những thay đổi này, đã giúp người dân trở nên đầy đủ, giàu có hơn, kéo theo đó là tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Việc chi tiêu cũng như in ấn tiền tệ trong khả năng quản lý của nhà nước, hạn chế được lạm phát.
- Thúc đẩy nền kinh tế tư nhân phát triển, sự xuất hiện của nhiều thương nhân đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, sôi nổi. Nhưng với sự quản lý của nhà nước, môi trường này vẫn nằm trong những khuôn khổ phát triển vừa đa dạng vừa thân thiện, công bằng, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao giá trị của nền kinh tế.
Nội dung bài viết:
Bình luận