Vốn điều lệ là gì? Tối thiểu cần bao nhiêu?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần
Theo đó, hiểu đơn giản rằng, vốn điều lệ chính là mức vốn mà các thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp dự kiến kinh doanh những ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy theo loại hình, quy mô và định hướng kinh doanh của mình.
Còn đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, mức vốn điều lệ phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn mức vốn pháp định.
Nhìn chung, pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu cần có khi thành lập công ty.
Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp
Vốn điều lệ do công ty tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai đăng ký. Thực tế cho thấy hiện nay, doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ tại bước đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Trừ trường hợp những ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp yêu cầu vốn pháp định cụ thể thì vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ không được thấp hơn mức vốn pháp định này. Ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ cũng nên cần phải chứng minh khi thành lập. Việc chứng minh vốn để biết được doanh nghiệp có đủ điều kiện để thành lập và hoạt động ngành nghề đó hay không.
Việc chứng minh phần vốn góp của các thành viên trong công ty là hoàn toàn cần thiết. Các thành viên góp vốn hoặc các cổ đông công ty sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã thực hiện việc góp vốn vào công ty. Cũng như lấy đó làm căn cứ để phân chia các lợi nhuận sau này.
Cách chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp
Thành viên góp vốn hoặc các cổ đông công ty sẽ phải giữ các giấy tờ sau để chứng minh phần vốn đã góp:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thể hiện rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông
- Điều lệ của công ty
- Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu. Khi công ty đã phát hành tài liệu này cho các thành viên hoặc cổ đông. Dù trên thực tế các thành viên hoặc cổ đông đã thực hiện việc góp vốn vào công ty hay chưa. Thì đây cũng là tài liệu căn cứ pháp lý quan trọng xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty khi có xảy ra tranh chấp.
- Sổ đăng ký thành viên hoặc sổ cổ đông. Trong các văn bản này thể hiện đầy đủ thông tin của thành viên và tỷ lệ góp vốn/ cổ phần/ loại tài sản góp vốn có xác nhận của công ty.
- Biên lai thu tiền, các chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng hoặc các chứng từ về tài sản góp vốn.
- Các tài liệu trong nội bộ doanh nghiệp quy định khác.
Vốn điều lệ bao nhiêu thì công ty được lợi hơn?
Việc để vốn điều lệ bao nhiêu không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, mức vốn điều lệ chỉ tác động tới mức lệ phí môn bài mà công ty phải đóng, cụ thể:
Stt |
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư |
Lệ phí môn bài phải nộp |
1 | Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư > 10 tỷ đồng | 03 triệu đồng/năm |
2 | Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ≤ 10 tỷ đồng | 02 triệu đồng/năm |
3 | Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 01 triệu đồng/năm |
Có 2 thời điểm trong năm khi thành lập, lệ phí môn bài có sự chênh lệch với nhau:
- Thành lập trong 06 tháng đầu năm (01/01 - 30/6): Đóng 100% mức lệ phí môn bài theo quy định;
- Thành lập trong 06 tháng cuối năm (01/07 - 31/12): Phải đóng 50% mức lệ phí môn bài theo quy định.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, vốn điều lệ cũng chính là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với đối tác, khách hàng. Do đó:
- Vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp: Trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác;
- Vốn điều lệ ở mức cao hoặc quá cao: Trách nhiệm vật chất tăng, tính chịu rủi ro của người góp vốn cũng tăng theo nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng hơn đặc biệt trong các hoạt động đấu thầu…
Vì vậy, khi đăng ký vốn điều lệ, cần cân nhắc đến các yếu tố như khả năng tài chính, quy mô kinh doanh, định hướng phát triển…
Trên đây là Nên để vốn điều lệ bao nhiêu thì công ty được lợi hơn? được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.
Website: https://accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận