Nđ-cp là gì? (Cập nhật 2024)

Trong các văn bản quy phạm pháp luật, chắc hẳn mọi người thường nhìn thấy một số từ viết tắt như NĐ-CP, TT-BTC,… Bạn không hiểu rõ các khái niệm NĐ-CP là gì và mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn. Vậy hãy để ACC giúp bạn giải đáp thắc mắc NĐ-CP là gì cũng như tìm hiểu các thông tin có liên quan trong bài viết sau đây bạn nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

nđ-cp là gì
Nđ-cp là gì

1. Cơ sở pháp lý

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

2. NĐ-CP là gì?

NĐ-CP là cụm từ viết tắt cho cụm từ Nghị định-Chính phủ, trên thực tế Chính phủ thường xuyên ban hành ra các Nghị định nhằm giải quyết nhiều vấn đề khác nhau.

Những văn bản nghị định này khi Chính phủ ban hành sẽ có ký hiệu viết tắt NĐ-CP (sau số hiệu) để phân biệt với các văn bản do các cơ quan khác ban hành.

3. Nghị định là gì?

Nghị định là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, chủ yếu được Chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn so với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp Bộ đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.

Ví dụ:

  • Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
  • Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

4. Nghị định ban hành về những vấn đề gì?

Các vấn đề trong Nghị định được Chính phủ ban hành gồm các nội dung như:

  • Giải thích chi tiết nội dung các điều, khoản, điểm trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị quyết Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  • Triển khai các biện pháp mang tính cụ thể để thi hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội…;
  • Đưa ra các biện pháp cụ thể để tiến hành triển khai nội dung chính sách các lĩnh vực như Kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính, ngân sách, văn hóa giáo dục;
  • Quy định những vấn đề quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hai hoặc nhiều bộ, cơ quan ngang bộ;
  • Các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác…;
  • Những vấn đề phát sinh nhưng thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng lại chưa được phát triển thành luật thì khi đó sẽ ban hành Nghị quyết để tạm thời khắc phục vấn đề cho đến khi có Luật ra đời.

5. Thẩm quyền ban hành Nghị định

Hiện nay theo quy định tại Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định Chính phủ là chủ thể duy nhất có quyền ban hành ra Nghị định. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở nước ta, trực tiếp quyền hành pháp, dưới Chính phủ còn có các bộ và cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ thì có thể thấy Chính phủ là cơ quan duy nhất có quyền ban hành Nghị định.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về NĐ-CP là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề NĐ-CP là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý cũng như sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo