Năng lực pháp luật là gì? (Cập nhật 2024)

Chắc hẳn mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật đều nghe qua cụm từ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của chủ thể. Trong bài viết này, ACC sẽ bàn cụ thể hơn về năng lực pháp luật là gì? Mời các bạn cùng theo dõi các thông tin pháp luật chi tiết để giải đáp câu hỏi năng lực pháp luật là gì ngay sau đây.

năng lực pháp luật là gì
Năng lực pháp luật là gì

1. Năng lực pháp luật là gì?

Năng lực pháp luật được định nghĩa là khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức (chủ thể) theo quy định của pháp luật.

Trong đó:

  • Năng lực pháp luật của cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015: "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự".
  • Năng lực pháp luật của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Pháp luật quy định cụ thể năng lực pháp luật đối với từng loại pháp nhân.

1.1. Năng lực pháp luật của cá nhân

Mọi người đều có năng lực pháp luật như nhau. Năng lực pháp luật của cá nhân là được xác lập từ khi con người được sinh ra và kết thúc khi người đó chết đi. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ là "Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người thừa kế để lại di sản thừa kế của người chết" vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Có nghĩa là thai nhi vẫn có quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.

Năng lực pháp luật của cá nhân được thể hiện qua:

  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
  • Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản;
  • Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

1.2. Năng lực pháp luật của pháp nhân

Năng luật pháp nhân được thiết lập từ khi có quyết định thành lập hoặc có sự thừa nhận tổ chức đó của một chủ thể pháp luật có thẩm quyền và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tồn tại (bị giải thể, sáp nhập thành một bộ phận của tổ chức khác hoặc bị tuyên bố phá sản).

Những quyền và nghĩa vụ thuộc năng lực pháp luật của pháp nhân cụ thể được pháp luật ghi nhận, bảo vệ và được thực hiện thông qua hành vi của pháp nhân trên thực tế.

2. Đặc điểm của năng lực pháp luật là gì

Năng lực pháp luật có một số đặc điểm như sau:

  • Năng lực pháp luật của chủ thể là không thể tách rời.

Năng lực pháp luật gắn liền với mỗi cá nhân như khi sinh ra mỗi người đều có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,… và đồng thời mỗi cá nhân cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,... của người khác. Tương tự như vậy với các chủ thể là pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ là gắn liền với mỗi pháp nhân và không thể tách rời.

  • Năng lực pháp luật xuất phát từ việc được Nhà nước điều chỉnh trên cơ sở các quy định pháp luật.

Hay có thể nói rằng chỉ những quyền và nghĩa vụ được Nhà nước công nhận hay điều chỉnh bằng các chế định pháp luật thì mới làm hình thành năng lực pháp luật của cá nhân, tổ chức.

  • Năng lực pháp luật của không thể chuyển giao, không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Các quyền và nghĩa vụ trong năng lực pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức là như nhau cả về độ tuổi, trình độ văn hóa, mức độ, khả năng nhận thức,… và đều phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu năng lực pháp luật là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo