1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài

Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Năng lực hành vi dân sự là khả năng của chủ thể do pháp luật quy định, bằng hành vi và theo ý chí của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là khả năng của người nước ngoài do pháp luật quy định, bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

Ngoại trừ hệ thống pháp luật Ănglô - xăcxông (Common Law) áp dụng luật nơi cư trú (Lex domicil), pháp luật của nhiều nước đều áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân (luật quốc tịch - Lex patriae) để xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân.

Đối với người không quốc tịch, năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú; nếu không có nơi thường trú thì xác định theo pháp luật Việt Nam. Đối với người nước ngoài có từ hai quốc tịch trở lên, năng lực hành vỉ dân sự của họ đươc xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và thường trú tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự, nếu người đó không thường trú tại một trong các nước mà người đó M. quốc tịch thì xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất về mặt nhân thân hoặc tài sản.

 

2. Quy định pháp luật về người nước ngoài tại Việt Nam

Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;
- Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong Luật quốc tịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.
Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch được quy định chủ yếu trong những văn bản sau đây:
- Hiến pháp năm 2013 (Điều 48, Điều 49);
- Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000;
- Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam...
Người nước ngoài, người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các quyền và nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực hành chính-chính trị; kinh tế-xã hội; văn hoá-xã hội do pháp luật Việt Nam quy định.

3. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực hành chính-chính trị

Người nước ngoài, người không quốc tịch được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về tính mạng, tài sản và những quyền, lợi hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia.

Người nước ngoài, người không quốc tịch có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, có quyền được bảo vệ tính ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khách của các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
- Người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ công an:
Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu mời người nước ngoài vào Việt Nam không thuộc diện làm thủ tục tại Bộ ngoại giao, gửi công văn đề nghị tới Cục quản lí xuất nhập cảnh Bộ công an . làm thủ tục; nếu đề nghị cấp thị thực cho khách tại cửa khẩu quốc tế thì công văn cần nêu rõ cửa khẩu và thời gian khách nhập cảnh, lí do được cấp thị thực tại cửa khẩu.
- Người nước ngoài nhập cảnh xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp trừ trường hợp miễn thị thực. Người dưới 14 tuổi được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam:
Cơ quan quản lí xuất, nhập cảnh thuộc Bộ công an; cơ quan lãnh sự thuộc Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Đơn xin cấp thị thực được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thị thực Việt Nam có giá tộ nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
- Thị thực gồm các loại:
+ Thị thực một lần, có giá trị sử dụng trong thời hạn không quá 12 tháng.
+ Thị thực nhiều lần, có giá trị sử dụng nhiều lần trong thời hạn không quá 12 tháng.
- Người quá cảnh được miễn thị thực; nếu có nhu cầu kết hợp văo Việt Nam tham quan du lịch thì được cơ quan quản lí xuất nhập cảnh của Bộ công an giải quyết theo quy chế của Bộ công an ban hành.
- Cư trú:
+ Người nước ngoài nhập cảnh phải đăng kí mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng kí.
+ Người nước ngoài được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh đã đăng kí trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại; nếu muốn vào khu vực cấm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quản lí khu vực cấm đó.
+ Người nước ngoài thường trú được cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ công an cấp thẻ thường trú.
+ Người nước ngoài thường trú phải trình diện và xuất trình thẻ thường trú với cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền của Bộ công an định kì 3 năm một lần. Nếu thay đổi địa chỉ thường trú hoặc nội dung khác đã đăng kí phải làm thủ tục tại cơ quan cấp thẻ.
+ Người nước ngoài thường trú phải khai báo tạm trú với cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ công an nếu nghỉ qua đêm ngoài địa chỉ thường trú đã đăng kí.
+ Cơ quan cấp thẻ thường trú thu hồi hoặc hủy bỏ thẻ khi người được cấp đi định cư ở nước khác hoặc bị trục xuất.
- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích, thời hạn đã đăng kí.
Chứng nhận tạm trú được cơ quan quản lí xuất nhập cảnh tạm hoãn quyết định trục xuất người nước ngoài trong phạm vi không quá 24 giờ theo thời hạn quy định tại quyết định trục xuất của Bộ trưởng Bộ công an, trong những trường hợp sau:
a) Có quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án từ cấp tỉnh trở lên về việc chưa cho người trục xuất xuất cảnh.
b) Người bị trục xuất đang trong tình trạng sức khoẻ nguy kịch không thể xuất cảnh được.
c) Vì lí do thời tiết, lí do thiên tai, lí do bất khả kháng khác không thể trục xuất.
Nếu việc tạm hoãn việc trục xuất quá 24 giờ cơ quan quản lí xuất nhập cảnh phải báo cáo cho Bộ công an biết.
+ Trục xuất người nước ngoài theo bản án của toà được thực hiện theo các quy định khác của pháp luật về thi hành hình thức phạt trục xuất (Nghị định của Chính phủ quy số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam).
Cơ quan quản lí xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an có trách nhiệm thi hành bản án và quyết định trục xuất và áp dụng các biện pháp cưỡng chế trục xuất trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyên chấp hành bản án hoặc quyết định trục xuất.
Người nước ngoài bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam theo thời hạn ghi trong lệnh trục xuất. Trong trường hợp không tự nguyên chấp hành lệnh trục xuất thì họ có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.
Việc trục xuất người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
- Nhân viên phục vụ không phải là công dân Việt Nam.
- Người phục vụ riêng không phải là công dân Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam quy định người nước ngoài tại Việt Nam không được cư trú, đi lại ở những khu vực, địa điểm sau đây:
- Vành đai biên giới bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới quốc gia;
- Các khu công nghiệp quốc phòng, các khu quân sự, các công trình phòng thủ biên giói, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển;
- Các khu vực khác có yêu cầu bảo vệ đặc biệt về an ninh, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng khoanh định;
- Các khu vực do Bộ công an quyết định tạm thời vì lí do bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Muốn vào khu vực cấm người nước ngoài cư trú, đi lại phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam, phải có giấy phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng (đối với khu vực, địa điểm quốc phòng).

4. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế-xã hội

Người nước ngoài có quyền lao động nhưng không được tự do lựa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thành lập và quản lí doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Nghị định của Chính phủ số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001).
Tổ chức luật sư nước ngoài có đủ các điều kiện do luật định thì được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam và được đặt tối đa hai chi nhánh tại Việt Nam.
+ Nghề sản xuất sửa chữa súng săn, sản xuất đạn súng săn và cho thuê súng săn;
+ Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ;
+ Nghề giải phẫu thẩm mĩ.
+ Kinh doanh khí đốt, chất lỏng dễ cháy bao gồm: các hoạt động kinh doanh gas, xăng dầu và các loại khí đốt, chất lỏng dễ cháy khác.
+ Kinh doanh các toà nhà cao trên 10 tầng dùng làm khách sạn, nhà ở, văn phòng làm việc.
Nhóm các ngành nghề trên phải có “giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự” do Cục cảnh sát quản lí về trật tự xã hội Bộ công an hoặc công an cấp tỉnh có trách nhiệm cấp.