Năng lực chủ thể là gì? Những điều cần biết

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “năng lực chủ thể”” trên thời sự, báo chí, internet..., đặc biệt đây là cụm từ vô cùng quen thuộc với người học luật, nhà làm luật. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu năng lực chủ thể là gì? Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời khái quát, chung chung, thậm chí những nhiều người còn không biết câu trả lời. Hãy cùng ACC tìm hiểu năng lực chủ thể là gì và những vấn đề liên quan nhé!

nang-luc-chu-the-la-gi
Năng lực chủ thể là gì?

1. Năng lực chủ thể là gì?

Khái niệm cơ bản về cá nhân được hiểu là một cơ thể sống với những thuộc tính, năng lực riêng biệt có thể nhận diện và phân biệt với cá nhân khác. Tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự, yêu tố đầu tiên cần phải cân nhắc và xem xét đó là năng lực chủ thể của cá nhân đó.

Khái niệm năng lực chủ thể là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:

“Năng lực chủ thể của cá nhân có thể được hiểu là khả năng của một cá nhân có thể thực hiện những quyền hoặc nghĩa vụ dân sự theo quy định pháp luật. Hiện nay, theo quy định pháp luật, năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.”

2. Điều kiện có hiệu lực của năng lực chủ thể

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, nhà nước sẽ quy định chủ thể phải có năng lực chủ thể phù hợp để có thể thực hiện những giao dịch, tham gia vào quan hệ pháp luật đó.

Ví dụ: theo quy định tại Điều 32 Luật Nhà ở năm 2014, một công dân Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự nhưng  A sẽ không thuộc đối tượng được thuê nhà công vụ theo quy định pháp luật, không thể thực hiện hoạt động ký kết hợp đồng thuê nhà công vụ. Việc ký kết hợp đồng thuê nhà công vụ chỉ được áp dụng đối với đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước theo quy định pháp luật.

Năng lực pháp luật dân sự là khả năng cá nhân có quyền hưởng những quyền lợi theo quy định pháp luật, ví dụ cá nhân sinh ra đều được có tên, tuổi, nơi sinh sống, giới tính, được quyền sống, học tập và làm việc…

Bên cạnh đó, khi đạt tới độ tuổi nhất định, cá nhân sẽ có năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự là khả năng có ý chí và nhận thức được hành vi của mình để có thể tự mình xác lập và thực hiện những quyền, nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự. (Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Vậy, khi xác lập một giao dịch dân sự, giao dịch đó chỉ có hiệu lực nếu cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (về độ tuổi, khả năng nhận thức) để thực hiện, tham gia vào quan hệ pháp luật đó.

3. Căn cứ vào nguyên nhân giao dịch dân sự vô hiệu

Hiện nay, những nguyên nhân dẫn tới việc giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể có thể được phân chia thành 2 loại như sau:

+ Chủ thể không đầy đủ năng lực chủ thể tham gia thực hiện giao dịch dân sự nên giao dịch dân sự vô hiệu. Trường hợp này là những giao dịch dân sự vô hiệu vi phạm điều kiện về chủ thể thực hiện giao dịch (điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015)

+ Chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên (Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Câu hỏi thường gặp

Người mất năng lực hành vi dân sự có được kết hôn không?

Pháp luật không cho phép những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Bởi vì mục đích của hôn nhân chính là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, nếu những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ không đảm bảo được mục đích của hôn nhân.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chỉ có những người đã có quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự mới bị cấm kết hôn. Còn đối với những người dù có bị bệnh tâm thần hay bệnh khác; mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa có quyết định của Tòa án thì vẫn có thể kết hôn. 
Như vậy, chỉ người mất năng lực hành vi dân sự do Tòa án tuyên mới không được kết hôn.

Người mất năng lực hành vi dân sự là gì?

Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Hợp đồng dân sự là gì?

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng dân sự vô hiệu là gì?

Hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng mà khi giao kết hoặc thực hiện không bảo đảm những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; hoặc đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do khách quan.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về năng lực chủ thể là gì và những vấn đề liên quan tới năng lực chủ thể để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    T
    Tuấn
    Xin tư vấn dùm Em muốn đăng kí chịu trách nhiệm chuyên môn 1 cơ sở trong giờ hành chính. Và đăng kí chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khác vào ngoài giờ được ko? Và đắng
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo