Cùng với quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, trong những năm qua, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam liên tục có sự cải thiện đáng kể tuy nhiên vẫn chưa đến mức gọi là vượt trội. Để tìm hiểu sâu hơn về Năng lực cạnh tranh quốc gia là gì? mời bạn tham khảo bài viết dưới đây từ công ty Luật ACC:
Có ba cấp độ nghiên cứu với năng lực cạnh tranh đó là:
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ
- Năng lực cạnh tranh của quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia là gì? - Luật ACC
1/ Năng lực cạnh tranh quốc gia là gì?
Năng lực cạnh tranh của quốc gia là khả năng của một đất nước trong việc đạt được những thành quả vượt trội, bền vững, nhanh chóng về mức sống. Hay nói một cách đơn giản hơn, đó là thành quả mà một đất nước đạt được trong việc tăng trưởng kinh tế, mức độ gia tăng tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian.
Xét trên góc độ quốc gia, năng lực cạnh tranh được hiểu là hiệu quả sản xuất của quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm hiệu suất sử dụng nguồn nhân lực (con người), nguồn vốn và nguồn tài nguyên của quốc gia.
Bởi hiệu suất, năng lực sẽ quyết định trực tiếp đến mức sống của người dân thông qua tiền lương, tỷ suất lợi nhuận thu được từ nguồn vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận từ việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên.
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia không thể hiện ở việc quốc gia đó dùng lĩnh vực gì để phát triển và cạnh tranh, mà nằm ở việc quốc gia đó sử dụng các nguồn lực để cạnh tranh hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực như thế nào.
Nếu bạn muốn tìm hiểu hơn về cạnh tranh mời bạn đọc thêm bài viết về Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
2/ Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
GCI là gì? GCI là từ viết tắt của Global Competitiveness Index - chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu. Chỉ số GCI là thước đo để đánh giá năng suất và hiệu quả của một quốc gia. Bằng cách so sánh các quốc gia trên thế giới, nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Năng lực cạnh tranh toàn cầu được đánh giá bởi 12 trụ cột sau:
- Thể chế
- Cơ sở hạ tầng phù hợp
- Môi trường kinh tế vĩ mô
- Y tế và giáo dục tiểu học
- Giáo dục và đào tạo sau tiểu học
- Hiệu quả của thị trường hàng hóa
- Hiệu quả của thị trường lao động
- Trình độ phát triển của thị trường tài chính
- Tiềm năng công nghệ
- Quy mô thị trường
- Trình độ kinh doanh
- Năng lực đổi mới, sáng tạo
Cách tính điểm và chỉ số GCI, 12 trụ cột của năng lực cạnh tranh bao gồm 111 thành phần. Mỗi thành phần có điểm từ 0-100, mỗi trụ cột có điểm từ 0-7. Trong đó:
- 0-3 điểm: chỉ số rất đúng luật
- 3,01-3,50: chỉ số luật
- 3,51-4,50: chỉ số trung bình
- 4,51-5,44: chỉ số cao
- 5,45-7: chỉ số rất cao
3/ Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam
Trong những năm qua việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước nhưng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Trong đó, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay.
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu, năm 2015, Việt Nam có thứ hạng 56/140 nền kinh tế, đạt 4,3/7 điểm, tăng 12 bậc so với năm 2014 và là thứ hạng cao nhất của Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
Các lĩnh vực Việt Nam có thứ hạng thấp ở nửa cuối, trung bình và dưới trung bình gồm: Thể chế (85/140), phát triển thị trường tài chính (84/140), đào tạo và giáo dục sau tiểu học (95/140), cơ sở hạ tầng (76/140), trình độ kinh doanh (100/140), sẵn sàng công nghệ (92/140), đổi mới sáng tạo (73/140).
Trong ASEAN, ngoại trừ Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei có điểm số đạt trên 4,5, thứ hạng năm 2015 của Việt Nam chỉ cao hơn các nước còn lại trong ASEAN-4 (gồm: Lào, Myanmar, Campuchia, Việt Nam).
Có 7/12 lĩnh vực mà Việt Nam thậm chí còn đứng sau một vài nước ASEAN-4 về thứ hạng toàn cầu. Khả năng theo kịp các nước ASEAN-6 còn xa, trong khi nguy cơ bị các nước ASEAN-4 vượt qua cũng là một thách thức.
4/ Mục tiêu của Việt Nam đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 đã chỉ ra 5 nhóm vấn đề được coi là trở ngại lớn nhất đối với Việt Nam, gồm: Tiếp cận tài chính, chính sách không ổn định, lao động qua đào tạo không đủ, kỷ luật lao động kém và tham nhũng.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo các Nghị quyết của Quốc hội, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh dịch Covid-19, Chính phủ ban hành Nghị quyết tiếp nối các Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tập trung triển khai thực hiện. Cụ thể:
Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu; Phát triển bền vững (của UN) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu; Năng lực đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu; Chính phủ điện tử (của UN) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu,...
5/ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
- Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường phòng, chống tham nhũng trong nền kinh tế.
- Tiếp tục ổn định bền vững kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung vào nâng cao năng suất, hiệu quả theo hướng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới và sáng tạo trong các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Tiếp tục tăng cường tạo thuận lợi tiếp cận và phát triển các yếu tố nguồn lực và thị trường, tập trung vào phát triển tiếp cận vốn và thị trường tài chính, lao động và thị trường lao động, khoa học công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng, tăng cường liên kết, hợp tác và kết nối thị trường giữa các ngành kinh tế, chủ thể kinh tế, không gian kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp và khởi sự doanh nghiệp.
- Tiếp tục tham khảo các kết quả đánh giá được công bố của các tổ chức quốc tế và trong nước đánh giá cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong tương quan so sánh khu vực và toàn cầu.
Nhìn chung là trên xu hướng hội nhập ngày càng rộng lớn trên toàn thế giới đã và đang là những cơ hội lớn cho Việt Nam trong thời đại mới, tuy nhiên cũng là thách thức. Việt Nam thu hút sự dịch chuyển nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng lớn cho thấy rõ hơn ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia. Nếu chúng ta hiểu hơn về khái niệm này sẽ hỗ trợ rất lớn đến sự phát triển kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Trên đây là những kiến thức về Năng lực cạnh tranh quốc gia là gì? - Công ty Luật ACC. Mời bạn tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận