Mục tiêu nghiên cứu là gì? (Cập nhật mới nhất 2024)

Khi tiến hành nghiên cứu một đề tài, một công trình khoa học, việc xác định mục tiêu nghiên cứu là một trong những vấn đề cốt lõi cần được chú trọng và mang tính quyết định. Vậy mục tiêu nghiên cứu là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Mục tiêu nghiên cứu là gì?

Mục đích nghiên cứu chính là kết quả, giải pháp mà người nghiên cứu hướng đến khi sử thực hiện nghiên cứu khoa học. Mục đích nghiên cứu có thể hiểu chính là ý nghĩa thực tiễn của một nghiên cứu khoa học.

Hiểu một cách đơn giản, mục đích nghiên cứu được sử dụng để trả lời cho câu hỏi, kết quả của nghiên cứu này được sử dụng để làm gì.

Mục Tiêu Nghiên Cứu Là GìMục tiêu nghiên cứu là gì? (Cập nhật mới nhất 2022)

Nếu như mục tiêu nghiên cứu là mốc chuẩn để người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu khoa học, thì mục đích nghiên cứu là giải pháp mà người nghiên cứu đang tìm kiếm và hướng tới thông qua kết quả của nghiên cứu khoa học.

2. Phân loại 

Mục tiêu nghiên cứu thường được phân thành hai mức độ là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.

2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát có tính khái quát hóa rất cao, phần nào đó giúp phân loại các đề tài nghiên cứu. Song, các nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu cấp cơ sở hay đề tài tốt nghiệp thường bỏ qua các mục tiêu tổng quát trong một đề tài nghiên cứu khoa học.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể thường là một hệ thống những mục tiêu nhỏ để có thể đạt được mục tiêu tổng quát. Nhà nghiên cứu sẽ đặt ra các mục tiêu cụ thể, thực hiện dần để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu tổng quát. Trong các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hay đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, các nhà nghiên cứu thường chăm chút rất nhiều vào các mục tiêu cụ thể.

3. Đặc điểm mục tiêu nghiên cứu

Một mục tiêu nghiên cứu cụ thể đúng và đủ cần đạt được 5 tiêu chuẩn – “SMART”, trong đó:

  • S (Specific): Cụ thể và rõ ràng
  • M (Measurable): Đo, đếm được, lượng hóa được
  • A (Achievable): Khả thi
  • R (Reasonable): Hợp lý
  • T (Timely): Có phạm vi thời gian

3.1. Phải cụ thể, rõ ràng, có tính logic với tên đề tài và nội dung nghiên cứu

Mục tiêu phải được bắt đầu bằng một động từ, theo sau là tân ngữ (đối tượng là ai, cái gì) và trạng ngữ (thời gian, địa điểm) được viết gọn gàng, súc tích thể hiện được tính đặc thù của nghiên cứu. Trong khi xem xét đề cương nghiên cứu cũng như đánh giá nghiệm thu đề tài hay trong hội đồng chấm luận án đều rất chú ý đến tính logic của đề tài, trong đó có mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu phải phản ánh được tên đề tài cũng như phải liên quan tới nội dung nghiên cứu sau đó.

3.2. Phải thể hiện đo lường, ước lượng được

Đối tượng nghiên cứu khoa học được tác động bằng một thước đo cụ thể. Đưa ra những con số nhất định trong kết quả nghiên cứu. Có thể kể đến một số đơn vị đo phổ biến trong các mục tiêu nghiên cứu khoa học như tỷ lệ, tần suất,….

Tính đo lường được trong các mục tiêu nghiên cứu khoa học được mở rộng như việc sử dụng (nhiều hay ít), hiệu quả sử dụng (nhiều hay xấu), tỷ lệ ( bao nhiêu phần trăm), Tần suất (bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian),…. Cần thêm các yếu tố này vào trong phần tân ngữ (viết về đối tượng nghiên cứu).

Nói cách khác, đây mới chính là các đối tượng nghiên cứu cụ thể của từng đề tài khoa học được viết trong mục tiêu nghiên cứu khoa học.

3.3. Phải có tính khả thi

Người nghiên cứu phải xây dựng mục tiêu có tính khả thi dựa trên nguồn lực thực tế như kinh phí, nhân lực, phương tiện kỹ thuật, thời gian,…

Lỗi xây dựng mục tiêu quá hẹp, không cụ thể hóa được tên đề tài, không bao phủ được hết các nội dung nghiên cứu hay mục tiêu quá tham vọng trong khi nội dung và kết quả nghiên cứu chỉ có giới hạn , đề cương đặt mục tiêu quá lớn so với nguồn lực và khả năng thực tế là những lỗi cần phải tránh.

3.4. Phải hợp lý và hợp pháp

Mục tiêu chỉ được đặt ra trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Mục tiêu cũng có cơ sở pháp lý đó là phải theo các quy chế chuyên môn đã quy định, đúng thẩm quyền chuyên môn hoặc đúng phân tuyến kỹ thuật. Bên cạnh đó, đạo đức trong nghiên cứu cũng là một tiêu chí cần phải chú ý. Có rất nhiều tiêu chí để thẩm định tính hợp lý của một đề cương nghiên cứu, song tiêu chí về đạo đức thì không được phép sai phạm, dù chỉ là sơ xuất rất nhỏ.

3.5. Có phạm vi thời gian

Các nghiên cứu khoa học cần đề ra mục tiêu nghiên cứu nêu lên phạm vi thời gian cụ thể. Nhất là với các nghiên cứu khoa học xã hội. Theo từng thời điểm, giai đoạn khác nhau, sự vật, hiện tượng trong cuộc sống luôn luôn phát triển và biến động. Điều đó dẫn đến, trong từ giai đoạn, mỗi đối tượng sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Việc quy định khoảng thời gian cụ thể trong các mục tiêu nghiên cứu trong phương pháp NCKH giúp xác định rõ hơn và thu hẹp đối tượng nghiên cứu. Từ đó, nhà nghiên cứu có thể đảm bảo tính khả thi trong mục tiêu nghiên cứu khoa học của mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về mục tiêu nghiên cứu là gì, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện đề tài trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo