Mục tiêu là từ quen thuộc được sử dụng trong đời sống, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa về mục tiêu, cách phân loại cũng như ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu. Vậy mục tiêu là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Mục tiêu là gì? (Cập nhật 2022).
Mục tiêu là gì? (Cập nhật 2022)
1. Mục tiêu là gì? (Cập nhật 2022)
Nhìn từ góc độ pháp lý, mục tiêu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Vì thế, để định nghĩa mục tiêu là gì, có thể sẽ cần nhìn nhận từ các góc độ khác.
Mở rộng hơn, mục tiêu đối với cuộc sống, công việc, nghiên cứu thì có thể được hiểu là một tập hợp những mong muốn/nguyện vọng của cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức, cộng đồng…về bất kỳ lĩnh vực nào khác. Những mong muốn, nguyện vọng này đã được lập kế hoạch, thực hiện/cam kết thực hiện bởi chủ thể.
Thông qua góc nhìn của từng cá nhân thì mục tiêu có thể là những kết quả mà mỗi cá nhân mong muốn đạt được, đồng thời, những kết quả này đã được cá nhân hoạch định, lên kế hoạch cho các bước thực hiện và được cá nhân thực hiện/cam kết thực hiện sau khi đã hoạch định.
=> Có thể thấy, dù là hiểu theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp thì mục tiêu đều cho thấy nó là những kết quả, mong muốn tại tương lai mà chủ thể đặt ra mục tiêu hi vọng sẽ đạt được. Đồng thời, chủ thể đặt ra mục tiêu đã lập kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch/cam kết thực hiện theo kế hoạch để đạt được các mục tiêu đó.
- Một số đặc điểm dễ thấy của mục tiêu như sau:
+ Là những mong muốn/kết quả (có thể) diễn ra ở thì tương lai;
+ Mục tiêu thường phải rõ ràng, cụ thể; mục tiêu không phải là những ước muốn vô hình, không định lượng, không hình dung được;
+ Hầu hết mọi mục tiêu đều có thể được hình dung, được định hình cụ thể, được chủ thể lập kế hoạch cho từng bước thực hiện;
+ Chủ thể của mục tiêu có thể thực hiện hoặc cam kết thực hiện: Việc thực hiện mục tiêu có thể được diễn ra hoặc được chủ thể cam kết thực hiện theo các bước đã được lên kế hoạch sẵn;
+ Mục tiêu có thể đạt được hoặc không đạt được hoặc đạt được không đầy đủ như mong muốn.
2. Có bao nhiêu loại mục tiêu?
Một là, nếu căn cứ thời gian thực hiện mục tiêu thì mục tiêu có thể được phân thành 3 loại sau:
- Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu được chủ thể hoàn thành trong một thời gian ngắn. Mức độ dài, ngắn, trung bình của mục tiêu sẽ tùy thuộc cụ thể vào những mục tiêu mà chủ thể có;
Ví dụ: Mục tiêu tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi của sinh viên năm 2; Mục tiêu hoàn thành khóa học tiếng anh giao tiếp của cá nhân; hoặc có thể là mục tiêu xuất được lô hàng trước thời hạn 1 tháng của một doanh nghiệp may mặc…
- Mục tiêu trung hạn: Là những mục tiêu mà chủ thể thực hiện/cam kết thực hiện, hoàn thành trong khoảng thời gian dài hơn mục tiêu ngắn hạn và ngắn hơn mục tiêu dài hạn;
Ví dụ: Trong khoảng 3 năm, doanh nghiệp A đặt ra mục tiêu phải có mạng lưới bán lẻ phủ khắp đất nước Việt Nam; Hoặc cá nhân có mục tiêu trong 2 năm phải hoàn thành khóa học thạc sĩ về luật,...
- Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu mà chủ thể thực hiện/cam kết thực hiện, hoàn thành trong khoảng thời gian dài (có thể là trên 5 năm) kể từ thời điểm bắt đầu thực hiện;
Ví dụ: Tỉnh A phấn đấu trong 10 năm tới sẽ giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 0,3%; Hoặc Huyện B đặt ra mục tiêu hoàn thành xây dựng cơ bản trong vòng 6 năm tới; Cô B đặt ra mục tiêu phải đưa sản phẩm nông nghiệp của doanh nghiệp tư nhân do mình làm chủ sang thị trường châu Âu sớm nhất là 5 năm tới,...
=> Đây là cách phân loại mục tiêu thông dụng, đơn giản nhất được nhiều người sử dụng.
Hai là, nếu căn cứ vào chủ thể đặt ra mục tiêu thì mục tiêu có thể được phân loại thành:
+ Mục tiêu cá nhân: Là những mục tiêu của riêng cá nhân trong một tập thể (tập thể có thể là doanh nghiệp, lớp học, cộng đồng…)
+ Mục tiêu tập thể: Là mục tiêu chung của những cá nhân trong tập thể đó;
Ba là, nếu phân loại theo cấp bậc thì mục tiêu có thể bao gồm
+ Mục tiêu đơn giản: Là những mục tiêu dễ dàng đạt được bằng khả năng của chủ thể;
+ Mục tiêu phức tạp: Là những mục tiêu có nội dung phức tạp và chủ thể khó có thể hoàn thành hoặc hoàn thành một cách rất khó khăn, gian khổ;
Ngoài ra, còn rất nhiều cách phân loại khác, tùy thuộc từng hoàn cảnh, từn chủ thể đặt mục tiêu, ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu mà cách phân loại mục tiêu cũng có sự khác biệt.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu là gì?
- Mục tiêu mang ý nghĩa là quá trình thực hiện các mong muốn, nhu cầu của cá nhân, tập thể;
- Đặt ra mục tiêu giúp chủ thể quản lý được thời gian, tiết kiệm công sức, phân bổ nguồn lực hợp lý và đánh giá được năng suất, hiệu quả làm việc được chính xác, đúng đắn, nhất quán hơn;
- Đặt ra mục tiêu cũng là cách tạo động lực để chủ thể có thể hoàn thành tốt công việc đúng thời hạn đã được ấn định;
Mục tiêu và mục đích có khác nhau không?
Thực tế cho thấy, mục tiêu và mục đích dễ bị nhầm lẫn bởi những đặc điểm vốn có của mình. Để phân biệt mục tiêu, mục đích có thể dựa trên những tiêu chí sau đây:
Mục tiêu |
Mục đích |
|
Giống nhau |
Đều thể hiện ước muốn/mong muốn/nhu cầu và khả năng của chủ thể |
|
Khác nhau |
||
Ý nghĩa chính |
Hướng tới việc thể hiện quá trình để đạt được những gì đã hình dung, mong muốn đạt được (nói cách khác mục tiêu theo đuổi ý nghĩa của quá trình đạt được điểm đích). Cũng có thể hiểu, mục tiêu theo đuổi và trả lời cho câu hỏi chủ thể đang theo đuổi điều gì? Tại sao/làm cách nào để theo đuổi điều đó? Kết quả của việc theo đuổi đó là gì? |
Thể hiện giá trị của điểm đích (nói cách khác, đây chính là giá trị của điểm đích mà được cá nhân, tập thể theo đuổi). Cách hiểu khác, theo đuổi được mục tiêu rồi để làm gì?/Có được những điều mà mình đã lập kế hoạch để hoàn thành để làm gì? |
Ví dụ |
Trong 3 năm, A trở thành nhân viên bán hàng ưu tú của công ty phân phối sản phẩm điện lạnh |
Là nhân viên ưu tú thì có thể có nhiều giải thưởng, cơ hội làm việc, thu nhập tăng cao,... |
Mô tả |
+ Có thể có nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một giai đoạn; + Mục tiêu là những thứ có thể nhìn thấy (những kết quả, điểm đến rất rõ ràng) và có lộ trình để hoàn thành mục tiêu đó. Ví dụ: Mục tiêu của sinh viên A trong năm học thứ 2 đại học là đạt mức điểm giỏi (từ 4.0 trở lên). Sinh viên A lập kế hoạch trong tất cả các bài kiểm tra đều phải đạt điểm giỏi. |
+ Mục đích là cái đích cuối cùng của việc hoàn thành một hoặc nhiều mục tiêu; + Mục tiêu có thể là vô hình/hoặc những thứ mà chủ thể mong muốn nhìn thấy (mặc dù có thể không nhìn thấy được). Ví dụ: Vẫn là sinh viên A, mục đích đạt sinh viên giỏi của A là để nhận học bổng. A có thể hoàn thành mục tiêu nhưng có thể vẫn không nhận được tiền học bổng (do điều kiện khác để có học bổng A không thỏa mãn). |
Cách thực hiện |
Tìm kiếm/định hướng/hình dung, lập kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch đã lập |
Hoàn thành các mục tiêu để tiến tới đạt được mục đích |
Tiêu chí xác định kết quả |
Có các tiêu chí cụ thể để định lượng/xác định mức độ hoàn thành từng mục tiêu (ví dụ, thời gian hoàn thành, chất lượng hoàn thành, nguồn lực sử dụng để hoàn thành…) hoặc không hoàn thành mục tiêu |
Mục tiêu có thể hoàn thành nhưng mục đích có thể chưa đạt được như mong đợi/hoặc mục tiêu có thể từ bỏ, thay đổi nhưng mục đích thì có thể vẫn giữ nguyên. Nói cách khác, thay đổi/từ bỏ/thay thế mục tiêu này bằng mục tiêu khác nhằm hướng tới mục đích đã định. Mục đích thường là cái bất biến, còn mục tiêu có thể thay đổi tùy tình hình cụ thể của chủ thể. |
Xem thêm: Phân đoàn là gì? (Cập nhật 2022)
Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mục tiêu là gì? (Cập nhật 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
✅ Kiến thức: | ⭕ Mục tiêu là gì |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận