Mức phí phải nộp khi làm thủ tục hải quan (Cập nhật 2024)

Công ty bạn mới thành lập và chuẩn bị xuất hoặc nhập lô hàng đầu tiên. Bạn lo lắng không biết tự làm thủ tục có khó không, có phát sinh nhiều chi phí không. Hoặc nếu thuê đơn vị dịch vụ hải quan  thì hợp tác công việc với họ ra sao cho hiệu quả. Thấu hiểu được những băn khoăn của nhiều người, Luật ACC xin gửi đến bài viết Mức phí phải nộp khi làm thủ tục hải quan (Cập nhật 2023), mời bạn đọc cùng theo dõi!

Mức phí phải nộp khi làm thủ tục hải quan (Cập nhật 2023)

Mức phí phải nộp khi làm thủ tục hải quan (Cập nhật 2023)

1. Thủ tục hải quan là gì? 

Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:

Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.

2. Mức phí phải nộp khi làm thủ tục hải quan (Cập nhật 2023)

Theo điều 4 Thông tư 14/2021/TT-BTC mức thu chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí hải quan như sau:

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

Mức thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh được quy định tại Biểu mức thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh ban hành kèm theo Thông tư này.

Biểu mức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh (Kèm theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BTC ngày 18 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Số TT Nội dung thu Mức thu
1 Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh 20.000 đồng/tờ khai
2 Phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 200.000 đồng/01 đơn
3 Phí hải quan cấp sổ ATA 1.000.000 đồng/sổ
4 Phí hải quan cấp lại sổ ATA 500.000 đồng/sổ
3 Lệ phí đối với hàng hoá quá cảnh 200.000 đồng/tờ khai
4 Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo) 200.000 đồng/phương tiện
5 Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan) 500.000 đồng/phương tiện

Như vậy, mức phí, lệ phí hải quan khi bạn nhập hàng qua cửa khẩu sẽ là phí tờ khai hải quan 20.000 đồng/tờ khai. Phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,.Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan).

 Xem thêm: Tất tần tật lệ phí thủ tục hải quan ( Cập nhật 2023,) 

3. Người nộp phí và tổ chức thu phí, lệ phí làm thủ tục hải quan

3. 1. Người nộp phí, lệ phí:

a) Người nộp phí hải quan quy định gồm:

- Tổ chức, cá nhân thực hiện khai và nộp tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan (sau đây gọi là tờ khai) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp sổ tạm quản (sổ ATA) đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập theo Nghị định số 64/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ hoặc người được ủy quyền hợp pháp nộp đơn đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về hải quan.

b) Người nộp lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh là tổ chức, cá nhân khai và nộp tờ khai đối với hàng hóa, phương tiện quá cảnh Việt Nam.

3. 2. Tổ chức thu phí, lệ phí:

a) Tổ chức thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh gồm: Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan nơi làm thủ tục đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cơ quan hải quan nơi tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

b) Tổ chức được cơ quan hải quan ủy nhiệm thu phí, lệ phí (bao gồm cả Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thu phí hải quan đối với cấp sổ ATA).

4. Cách thức nộp phí làm thủ tục hải quan

Phí, lệ phí nộp bằng tiền mặt hoặc nộp bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTC. Lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước hoặc tài khoản của tổ chức được ủy nhiệm thu phí, lệ phí. Phí nộp vào tài khoản tiền gửi thu phí của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản của tổ chức được ủy nhiệm thu phí, lệ phí.

Trường hợp đăng ký tờ khai nhiều lần trong tháng, người nộp phí, lệ phí đăng ký với tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí theo tháng.

Căn cứ danh sách các tờ khai phải nộp phí, lệ phí do cơ quan hải quan thông báo. Chậm nhất trong thời gian 10 ngày đầu của tháng tiếp theo, người nộp phí, lệ phí phải nộp phí, lệ phí theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 4 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ.

5. Các đối tượng được miễn thu phí, lệ phí hải quan

Miễn thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh đối với tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải trong các trường hợp sau:

1. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân (được miễn thuế trong định mức theo quy định); quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao; hành lý mang theo người; hàng bưu phẩm, bưu kiện được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế (các khoản thuế theo quy định) phải nộp dưới 100.000 đồng Việt Nam.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có trị giá hải quan dưới 500.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế (các khoản thuế theo quy định) phải nộp dưới 50.000 Việt Nam đồng Việt Nam cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới trong định mức theo quy định.

5. Phương tiện vận tải thường xuyên qua lại biên giới được quản lý theo phương thức mở sổ theo dõi, không quản lý bằng tờ khai.

6. Hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh được miễn phí, lệ phí theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc cam kết của Chính phủ Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật ACC về Mức phí phải nộp khi làm thủ tục hải quan (Cập nhật 2023) dành đến cho quý bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn năm rõ hơn các quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục  hải quan của mình trên thực tế thuận tiện, dễ dàng hơn. Trong quá trình tham khảo nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới Luật ACC theo thông tin dưới đây để được kịp thời giải đáp nhé!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo