Mức phạt lỗi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn năm 2024

Khi tham gia giao thông, đi thẳng khi đèn đỏ tại ngã ba, vượt đèn vàng, đèn đỏ,.. Đây được xem là các lỗi phổ biến của người tham gia giao thông khi hình thành từ thói quen khi lưu thông. Đây được xem là một số lỗi thường gặp nhất về việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Vậy, mức phạt hiện hành đối với lỗi này sẽ được quy định là bao nhiêu? cùng Luật ACC tìm hiểu nào.

vuot%20den%20do

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP: thì vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với từng loại phương tiện được quy định như sau:

1. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy

Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mức phạt vi phạm giao thông đường bộ đối với lỗi vượt đèn đỏ

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Hành vi phạm vượt đèn đỏ, đèn vàng là lỗi vi phạm an toàn giao thông rất nguy hiểm, có thể dẫn tới những tai nạn kinh hoàng. Theo đó, mức phạt đối với chủ phương tiện có hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng hiện nay cao hơn quy định trước.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì:
“3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.
Như vậy, việc vượt đèn vàng khi đèn sắp sang đỏ là bạn đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tùy loại phương tiện, người điều khiển giao thông bị xử lý vi phạm hành chính ở mức khác nhau, cụ thể như sau:
1. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ đối với người điều khiển xe máy
Với xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện: Phạt tiền từ 600.000 đồng - 01 triệu đồng (điểm e khoản 4 Điều 6) và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (bằng lái) từ 01- 03 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (điểm đ khoản 5 Điều 7).

2. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với ô tô

Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

3. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.

4. Về thủ tục xử phạt vi phạm giao thông.

Căn cứ vào Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cùng thực tế các bước nộp phạt như sau:

Bước 1:  Đội/Phòng cảnh sát giao thông khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người tham gia giao thông quy định Luật giao thông đường bộ 2008. Cảnh sát giao thông buộc chấm dứt hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản hành vi vi phạm này. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc là phạt tiền đến 250.000 VNĐ đối với cá nhân, đến 500.000 VNĐ đói với tổ chức thì cảnh sát giao thông không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính mà xử phạt tại chỗ. Nếu không nằm trường hợp trên thì cảnh sát giao thông lập biên bản khi thuộc thẩm quyền xử phạt.

Đội/phòng cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử phạt trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần xác minh hoặc giải trình sự việc thì việc xử phạt được kéo dái nhưng không quá 60 ngày.

Sau khi có quyết định xử phạt thì người tham gia giao thông đem theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng được Kho bạc nhà nước ủy quyền thu tiền phạt vi phạm giao thông để nộp phạt, sau đó đem theo biên lai thu tiền quay lại Đội/Phòng cảnh sát giao thông đã ra quyết định xử phạt để nhận lại bằng lái xe bị tạm giữ.

Trên đây là các thông tin chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Trong quá trình tìm hiểu có nhắc mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhe. cảm ơn các bạn!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo