Mục đích hay mục tiêu là một điều gì đó mà mọi người thường đặt ra và có kế hoạch triển khai thực hiện nhằm đạt được chúng. Vì đều là thứ được kỳ vọng nên hai yếu tố này thường được cho là giống nhau và thường được sử dụng để thay thế nhau, nhưng về bản chất, ý nghĩa của chúng là khác nhau, và nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc nội dung về Phân biệt mục đích và mục tiêu.
1. Khái niệm mục đích và mục tiêu
Theo Từ điển tiếng Việt, mục đích là “cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được”, mục tiêu là “đích để nhắm vào” và “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ”. Như vậy, về bản chất hai cụm từ này có ý nghĩa khác nhau chứ không giống nhau như chúng ta đã từng nghĩ và nhầm lẫn.
2. Mục tiêu được tạo ra vì mục đích
Mục tiêu là những bước cần thiết để đạt được mục đích. Dẫu nói thế nào chăng nữa, để đạt được mục đích thì tất cả những hành động nên làm và những con đường cần đi đều trở thành “mục tiêu”. Bạn sẽ không thể nào đưa ra mục tiêu khi không có mục đích. Hãy nhớ rằng nhờ có mục đích mà bạn tìm ra được mục tiêu.
3. Mục tiêu là thứ cụ thể, mục đích là thứ trừu tượng
Mục đích nếu là thứ mang tính khái niệm ví dụ như làm cho thế giới trở nên hòa bình và hạnh phúc, thì mục tiêu chính là chiếc biển chỉ đường để đạt được mục đích đó. Vì vậy, nếu mục tiêu không phải là những phương pháp hay thủ thuật rõ ràng thì sẽ không thể xây dựng được con đường hướng đến mục đích.
Với mục đích, nếu đưa ra một mục đích quá rõ ràng sẽ chỉ khiến cho số lượng “mục tiêu” cần thực hiện để hướng tới mục đích tăng lên, và việc đạt tới mục đích sẽ trở nên khó khăn hơn.
4. Mục tiêu là thứ nhìn thấy, mục đích là thứ muốn thấy
Như đã viết ở trên, bởi mục tiêu là tấm biển chỉ đường tới mục đích nên chúng ta phải biết được hành động nào cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Hơn nữa, khi hoàn thành mục tiêu, nếu bạn cảm nhận được mình đang tiến gần tới mục đích hơn, thì chắc chắn bạn đang đi đúng con đường của mình.
Hơn nữa, vào thời điểm hoàn thành mục tiêu, cách nhìn nhận về mục đích cũng có thể thay đổi. Hãy lưu ý rằng thứ cần thiết để làm rõ ràng cách nhìn và cách đạt được mục đích chính là mục tiêu.
5. Mục tiêu là quá trình, mục đích là điểm đến
Mục tiêu là con đường để đạt được mục đích, nên chính là quá trình. Sau khi hoàn thành một mục tiêu, hãy xem lại phương hướng bạn đang đi có tiến gần hơn tới mục đích hay không, sau đó xác định mục tiêu tiếp theo và thực hiện, chỉ cần như vậy bạn đã có thể đạt được mục đích của mình.
Để đạt được mục đích thì vấn đề cần làm sáng tỏ chính là mục tiêu. Số lượng vấn đề cần giải quyết tùy thuộc vào năng lực và mục đích của mỗi người.
6. Mục tiêu có nhiều, nhưng mục đích chỉ có một
Trong khi xác định và thực hiện “mục tiêu” để hướng tới “mục đích” thì số lượng mục tiêu không bị giới hạn. Hơn nữa, sau khi hoàn thành được một mục tiêu thì con đường dẫn tới mục đích có thể sẽ rẽ ra nhiều nhánh khác nhau.
Tùy theo năng lực và mục đích của mỗi người, thì cách tiếp cận mục đích cũng khác nhau. Cũng có người hoàn thành một mục tiêu lớn để nhảy vọt một bước tới mục đích, nhưng cũng có người thiết lập những mục tiêu nhỏ, hoàn thành từng mục tiêu một để đi các bước vũng chắc đến mục đích.
Tuy nhiên, điều quan trọng là “Bắt cá hai tay tuột ngay cả cặp”. Đúng vậy, nếu hướng tới cùng lúc nhiều mục đích, thì việc đưa ra mục tiêu sẽ khó khăn. Hướng tới chỉ một mục đích, và đưa ra những mục tiêu cần thiết rồi hoàn thành mới là điều quan trọng.
7. Dẫu từ bỏ mục tiêu cũng không được từ bỏ mục đích
Có trường hợp sau khi hoàn thành một mục tiêu bạn không hề tiến lại gần hơn tới mục đích. Cũng có trường hợp nếu hoàn thành một mục tiêu khác sẽ giúp bạn đạt được mục đích nhanh hơn so với mục tiêu bạn đang thực hiện. Để đạt được mục đích to lớn thì việc xác định rõ ràng phương hướng đi, và đổi mới mục tiêu liên tục cũng rất cần thiết.
Dẫu thất bại trong việc thực hiện một mục tiêu lớn, thì việc không đánh mất mục đích rất quan trọng. Chỉ cần không đánh mất mục đích thì bạn vẫn còn cơ hội để thử các cách tiếp cận mục đích khác.
8. Mục đích có trước mục tiêu
Mục tiêu là quá trình để tiến tới mục đích, vì vậy nếu không thể hoàn thành mục tiêu thì sẽ không thể tiến gần tới mục đích. Cần hướng tới mục đích và xây dựng những mục tiêu cần hoàn thành. Mục tiêu không cần phải quá lớn, hãy xây dựng mục tiêu trong phạm vi bản thân có thể thực hiện, không đánh mất mục đích và cố gắng hoàn thành các mục tiêu đó.
Trong quá trình hoàn thành mục tiêu, có thể cách nhìn nhận và cách tiến tới mục đích sẽ thay đổi, vì vậy không được quên việc xác nhận lại mục đích rồi hành động.
Trên đây là nội dung về Phân biệt mục đích và mục tiêu. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận