Mục đích thành lập công đoàn (cập nhật 2024)

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến Thành lập công đoàn tại doanh nghiệp luôn nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động. Trong đó, vấn đề liên qua đến Thành lập công đoàn tại doanh nghiệp được không luôn nhận được nhiều sự qua tâm nhất. Vì thế, nhận biết được thắc mắc của khác hàng công ty Luật ACC cung cấp đến bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề này _ Thành lập công đoàn tại doanh nghiệp. Mời bạn cùng tham khảo!

Muc-dich-thanh-lap-cong-doan

Mục đích thành lập công đoàn

1. Mục đích thành lập công đoàn

1.1. Đối với người lao động:

Công đoàn không chỉ là nơi để sinh hoạt mà còn là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn còn đóng góp ý kiến với doanh nghiệp về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động; đề nghị doanh nghiệp kiểm tra lại hệ thống bảo hộ sức khỏe và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng công việc cho người lao động.

1.2. Đối với doanh nghiệp:

Khi doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu, sắp xếp lại lao động, nhân sự hoặc cải tiến đầu tư, công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công đoàn cở sở có thể thay chủ doanh nghiệp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động; phản ảnh ý kiến động viên, khuyến khích người lao động tự giác, có ý thức trong lao động, sản xuất qua đó giúp Doanh nghiệp trong việc sắp xếp lao động một cách hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực, cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp.

2. Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Bước 1: Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở 

  • Điều kiện thành lập Ban vận động: Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban vận động.
  • Ban vận động có trách nhiệm: tổ chức vận động thành lập Công đoàn cơ sở; vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở

– Nội dung hội nghị gồm:

  • Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở;
  • Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn (hoặc danh sách những người đã là đoàn viên công đoàn hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp);
  • Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở;
  • Bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;
  • Thông qua chương trình hoạt động của Công đoàn cơ sở.

– Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá 1/2 so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Bước 3: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Liên đoàn lao động cấp huyện, Công đoàn ngành) ra quyết định công nhận

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập Công đoàn cơ sở.

  • Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.
  • Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1  Công đoàn làm nhiệm vụ gì?

  • Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động
  • Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế
  • Giáo dục, động viên công nhân, viên chức và người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

3.2 Tổ chức bộ máy của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như thế nào?

Công đoàn Việt Nam Tổ chức theo các cấp cơ bản sau:

  • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Công đoàn cấp trên cơ sở
  • Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.

3.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Mục đích thành lập công đoàn không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Mục đích thành lập công đoàn uy tín, trọn gói cho khách hàng.

3.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Mục đích thành lập công đoàn của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

4. Công ty Luật ACC

Nếu bạn muốn biết thêm về Mục đích thành lập công đoàn thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến Mục đích thành lập công đoàn một cách nhanh nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo