Mục đích của hôn nhân là gì? (Cập nhật 2024)

Nam, nữ khi đủ điều kiện muốn xác lập quan hệ hôn nhân phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy hôn nhân cụ thể là gì và mục đích của hôn nhân là gì? Quý bạn đọc vui lòng theo dõi nội dung của bài viết dưới đây của ACC để có thêm thông tin.

1. Hôn nhân là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình có quy định:

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn

Như vậy khi nam, nữ có mục đích chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc họ tiến hành đăng ký kết hôn khi đáp ứng các điều kiện theo quy định thì họ được xác lập quan hệ hôn nhân.

Hôn nhân là mối quan hệ gắn liền với nhân thân của hai bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Và quan hệ vợ chồng sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên. Hôn nhân cũng là sự kết hợp của vợ chồng về tình cảm, xã hội, tôn giáo hợp pháp…

Bạn đọc có thể truy cập vào bìa viết của ACC để có thể thông tin về Hôn nhân là gì?

2. Đặc điểm của hôn nhân là gì?

– Hôn nhân là sự liên kết giữa hai người nam và nữ – là hôn nhân một vợ một chồng.

– Hôn nhân dựa trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: tự quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và cũng không bị cản trở. Sau kết hôn, việc duy trì hay chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng dựa trên sự tự nguyện của mỗi bên vợ, chồng.

– Trong quan hệ hôn nhân nam, nữ hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật; có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt; không phân biệt vợ chồng là người Việt Nam hay người nước ngoài, người thuộc dân tộc hoặc tôn giáo nào… (khoản 2 Điều 2).

– Trong quan hệ hôn nhân, các bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật: tuân thủ về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, khi chấm dứt hôn nhân…

Mục đích Của Hôn Nhân Là GìMục đích của hôn nhân là gì

3. Mục đích của hôn nhân là gì?

Mục đích của hôn nhân là gì? Nhiều câu trả lời được đưa ra với nội dung mục đích cao cả nhất, lớn nhất của hôn nhân là nhằm xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, bền vững.

Mục đích của hôn nhân là để xây dựng gia đình, là các vấn đề về pháp lý và đời sống được các chủ thể cụ thể là vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân cùng hướng tới thực hiện.

Quan niệm về hôn nhân Việt Nam hiện tại đã dần thay đổi, tiến bộ hơn. Hiện nay, việc sinh con không còn được xem là mục đích của hôn nhân, vì vậy cho dù hai vợ chồng dù sống với nhau nhưng không có con họ vẫn cùng nhau xây dựng gia đình.

Nếu việc kết hôn chỉ nhằm mục đích hưởng lợi về tài sản hoặc các lợi ích khác thì quan hệ hôn nhân đó không được thừa nhận. Mặt khác, nếu vợ chồng chung sống nhưng không thể xây dựng được gia đình hạnh phúc, bền vững thì mối quan hệ hôn nhân đó không đạt được mục đích của hôn nhân. Lúc này, một trong hai có thể yêu cầu ly hôn và được Tòa án giải quyết.

Mục đích của việc kết hôn thường thống nhất với mục đích hôn nhân, tuy nhiên cũng có trường hợp mục đích của việc kết hôn trái với mục đích hôn nhân, như kết hôn giả tạo…

4. Chấm dứt hôn nhân là gì?

Hôn nhân là mối quan hệ tồn tại lâu dài, nhưng nó không mang tính chất vĩnh cửu mà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khi một trong hai người trong mối quan hệ hôn nhân muốn thay đổi trạng thái đó thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt theo quyết định của toà án.

Trong một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật, trạng thái đó cũng sẽ được chấm dứt trước pháp luật. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, thì khi có một trong các sự kiện sau sẽ dẫn đến việc chấm dứt quan hệ hôn nhân:

– Vợ chồng ly hôn

– Một bên hoặc cả hai vợ chồng chết

– Một bên hoặc cả hai vợ chồng bị toà án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật dân sự.

Một khi chấm dứt hôn nhân là đồng nghĩa với việc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản giữa vợ chồng. Nếu trong trường hợp chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết thì người còn sống có quyền được thừa kế di sản của người chết hoặc bị coi là đã chết.

5. Mục đích hôn nhân không đạt được là thế nào?

Với những thông tin trên mà ACC cung cấp, bạn đọc có thể hiểu được cơ bản của Mục đích của hôn nhân là gì. Tuy nhiên, vẫn nhiều người thắc mắc mục đích hôn nhân không đạt được nghĩa là như thế nào mà dẫn đến nhiều cặp vợ chồng phải ly hôn. Theo đó tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP có quy định tại điểm a 3 mục 8 như sau:

“Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo Điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”

Mục đích hôn nhân không đạt được được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho thắc mắc liên quan đến vấn đề mục đích của hôn nhân là gì mà chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc tham khảo. Nếu có bất cứ vấn đề vướng mắc pháp lý liên quan cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được hỗ trợ:

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo