1/ Cạnh tranh là gì?
Về mặt lý thuyết, theo định nghĩa của Wikipedia (Từ điển Bách khoa toàn thư mở):
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, cũng có nhiều định nghĩa về cạnh tranh tuy nhiên, trong khoa học kinh tế cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía mình.
- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Là sự cạnh tranh giữa những người bán để giành khách về phía mình.
- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Là sự cạnh tranh giữa các người mua để giành được phần mua khi cùng mua một món hàng.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất.
Ví dụ: Hai ngành bảo hiểm và ngân hàng hiện đang rất cạnh tranh với nhau. Trong đó các ngân hàng cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau về các hình thức cho vay vốn, gửi tiết kiệm, chuyển tiền,… Các công ty bảo hiểm cũng cạnh tranh nhau về các gói bảo hiểm, mức bảo hiểm,…
2/ Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
- Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi và nỗ lực phát triển về mọi mặt- Sự cần thiết về cạnh tranh chính là động lực để phát triển kinh tế thị trường. Cạnh tranh sẽ tạo ra sức ép và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển về mọi mặt.
- Hiện nay, thị trường ngày càng hội nhập cạnh tranh đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi trọng, mục đích là phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội.
- Cạnh tranh là con đường để tồn tại , duy trì của doanh nghiệp.
- Ví dụ về cạnh tranh như sau:
+ Cạnh tranh về các cửa hàng trên một dãy phố, các bên cửa hàng thường chọn và trưng bày các sản phẩm đẹp, giá cả hợp lý, nhân viên tư vấn tốt…
+ Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: ở Việt Nam có rất nhiều ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – BIDV, Ngân hàng Thịnh vượng – VP Bank, Ngân hàng Kỹ thương – Techcombank… Hiện nay, để thu hút được lượng khách hàng trẻ, các ngân hàng làm mới mình hằng ngày bằng các cách khác nhau, không những nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn phải hiện đại hóa, số hóa...
3/ Vai trò của cạnh tranh đem lại
- Mặt tích cực của cạnh tranh
Người tiêu dùng sẽ nhận được những lợi ích từ việc cạnh tranh hơn ai hết, bởi các nhãn hàng sẽ phải luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thì mới nhận được sự ủng hộ từ phía người tiêu dùng. Nếu không có cạnh tranh, chất lượng dịch vụ sẽ chậm phát triển hơn. Vì lẽ "Vắng mợ chợ vẫn đông" - yếu tố cạnh tranh đã thúc đẩy các nhà kinh doanh cần không ngừng sáng tạo, đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, đối với người tiêu dùng, khi có sự cạnh tranh, họ sẽ dễ dàng so sánh mặt hàng để tìm ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.
- Mặt tiêu cực của cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất, phát triển và kinh doanh. Tuy nhiên, cạnh tranh như thế nào là lành mạnh? Đó mới là mấu chốt vấn đề. Rất nhiều người không áp dụng việc cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến hàng loạt những vấn đề tiêu cực như: Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, từ đó, gây ra hiện tượng lạm quyền, độc quyền, hình thành sự phân hóa giàu nghèo một cách mạnh mẽ.
Chính bởi việc không hiểu rõ bản chất của cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, rất nhiều người đã sử dụng những thủ đoạn xấu xa để chuộc lợi cá nhân một cách bất hợp pháp.
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh sẽ là linh hồn của thị trường. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mà nền kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có được trong các hình thái kinh tế trước đó. Sự ham muốn không có điểm dừng đối với lợi nhuận của nhà kinh doanh sẽ trở thành động lực thúc đẩy họ sáng tạo không mệt mỏi, giúp cho việc cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển.
Nội dung bài viết:
Bình luận