Hiện nay, nhiều người lao động có mong muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Ngoài điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là một trong hai căn cứ quan trọng để tính mức bảo hiểm xã hội hưởng 1 lần theo quy định của pháp luật. Vậy làm cách nào để xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin cụ thể đến Quý bạn đọc.
Cách xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH?
1. Thế nào là mức lương đóng bảo hiểm xã hội?
Lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó mức đóng tối thiểu là mức lương tối thiểu vùng. Mức tối đa đóng BHXH, BHYT là không quá 20 lần mức lương cơ sở. Mức đóng tối đa đối với bảo hiểm thất nghiệp là bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
2. Cách xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Đối với trường hợp tham gia BHXH bắt buộc
Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện
Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Trong đó, cách tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập tháng được xác định như sau:
Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH
Người lao động yêu cầu nhận BHXH 1 lần năm 2022 thì xác định mức điều chỉnh theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
- Đối với người đóng BHXH bắt buộc

- Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2… Ln)

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)
Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)
Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)
Lbq = L/T
Ví dụ cụ thể:
Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2017 đến tháng 1/2020. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 2/2020. Tháng 4/2021, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì mức bình quân tiền lương được tính như thế nào?
Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:
- Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ
- Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018, mức lương đóng BHXH là: 3.700.000đ
- Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018, mức lương đóng BHXH là: 4.040.000đ
- Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Nghỉ không lương, không đóng BHXH
- Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019, mức lương đóng BHXH là: 4.070.000đ
- Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020: mức lương đóng BHXH là: 4.300.000đ
Giải đáp:
Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH
Theo bảng hệ số điều chỉnh nêu trên thì công nhân A đóng BHXH từ 2017 đến năm 2020 có mức điều chỉnh lần lượt là 1,10; 1,06; 1,03; 1,00.
Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2, …Ln)
- Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017 (12 tháng):

L1 = 46.200.000 đồng
- Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018 (9 tháng) .
L2 = 3.700.000 * 1,06 * 9 = 35.298.000 đồng.
- Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018 (3 tháng)
L3 = 4.040.000 *1,06 *3 = 12.847.000 đồng.
- Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Không đóng BHXH nên L4 = 0
- Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019 (6 tháng):
L5 = 4.070.000 * 1,03 * 6 = 25.152.600 đồng.
- Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020 (2 tháng):
L6 = 4.300.000 * 1,00 * 2 = 8.600.000 đồng.
Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)
L = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + L6 = 46.200.000 + 35.298.000 + 12.847.000 + 25.152.600 + 8.600.000 = 128.097.600 đồng.
Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)
T = 12 tháng + 9 tháng + 3 tháng + 6 tháng + 2 tháng = 32 tháng.
Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)
Lbq = L/T = 128.097.600 / 32 = 4.003.050 đồng/tháng
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động Việt Nam
*Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022:

*Từ ngày 01/7/2022 – 30/9/2022:

Lưu ý: Đối tượng được giảm 1% mức đóng BHTN (từ 01/10/2021 - 30/9/2022) là người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc Làm đang tham gia BHTN trước ngày 01/10/2021.
*Từ ngày 01/10/2022:

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Lưu ý: Mức đóng nêu trên không áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Những đối tượng này đóng BHXH theo mức sau:

4. Các câu hỏi liên quan thường gặp
4.1 Thời gian thử việc có đóng BHXH, BHYT không?
Thời gian thử việc (tối đa là 2 tháng) được thực hiện trên cơ sở "hợp đồng thử việc" chứ chưa phải là thời gian làm việc chính thức theo HĐLĐ, nên không thuộc diện đóng BHXH, BHYT.
4.2 Trong công ty có một nhân viên làm việc cùng một lúc cho 2 nơi, xin hỏi viên này sẽ đóng BHXH và BHYT như thế nào?
Theo qui định hiện hành người lao động làm việc tại nhiều nơi thì chỉ chọn 1 nơi để tham gia BHXH. Các nơi còn lại trả vào lương cho người lao động phần nghĩa vụ BHXH, BHYT của đơn vị.
4.3 Đơn vị tôi chuyển địa bàn sang quận khác cần lập thủ tục gì?
- Khi một đơn vị sử dụng lao động chuyển sang hoạt động tại địa bàn khác, cơ quan BHXH đang quản lý có trách nhiệm giải quyết hết công nợ về số thu BHXH, BHYT với đơn vị, sau đó xác nhận và chốt sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm di chuyển.
- Khi thực hiện chốt sổ, nếu phát hiện sai sót thì phải hướng dẫn đơn vị bổ sung, điều chỉnh lại cho đúng để đãm bảo thu đúng, chốt sổ đúng cho người lao động. Trên cơ sở đó lập biên bản để tất toán số thu cho đơn vị.
- Trường hợp đơn vị đề nghị chuyển số nợ sang thực hiện tại cơ quan BHXH nơi đến, thì phải có văn bản chính thức, có ý kiến xác nhận của cơ quan BHXH nơi đến. Cơ quan BHXH nơi đi có trách nhiệm lập văn bản xác định số tiền nợ của đơn vị để chuyển cho cơ quan BHXH nơi đến thực hiện.
- Riêng trường hợp đơn vị sau khi đã chốt sổ BHXH chuyển đi có những sai sót cần điều chỉnh bổ sung thì đơn vị lập thủ tục và điều chỉnh bổ sung tại BHXH quận, huyện nơi đến.
- Khi di chuyển ra khỏi địa bàn cũ, nếu thẻ BHYT của NLĐ vẫn còn giá trị sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng. Cơ quan BHXH nơi đến thu đủ 23% nhưng không phải cấp lại thẻ cho đến khi thẻ cũ hết giá trị sử dụng. Cơ quan BHXH nơi đi có trách nhiệm cung cấp danh sách NLĐ được cấp thẻ BHYT cho cơ quan BHXH nơi đến để theo dõi, quản lý.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Cách xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH? dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Cách xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận