Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai trọn gói 2024

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp là gì? Các vấn đề cần lưu ý trong mua bán sáp nhập doanh nghiệp? Hiểu được thắc mắc của khách hàng, bài viết sau đây ACC sẽ chia sẻ về mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai. 

Cac-hinh-thuc-sap-nhap-doanh-nghiep-Cap-nhat-2021-1024x672
Sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai

1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai

  • Luật Cạnh tranh 2018
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật cạnh tra

Như vậy, khi doanh nghiệp muốn thực hiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai cần lưu ý xem xét các quy định tại những văn bản pháp lý nêu trên. 

2. Định nghĩa mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai 

Định nghĩa mua bán sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được quy định trong Luật Cạnh tranh 2018. Cụ thể:

  • Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
  • Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. 

3. Lợi ích từ việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai

Đồng Nai hiện nay là điểm đến ưa chuộng của nhiều doanh nghiệp. Do đó nhu cầu mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng tăng lên. Việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp nhìn dưới góc độ pháp lý có rất nhiều lợi ích. Bao gồm: 

  • Một trong những lợi thế quan trọng nhất mà hoạt động mua bán và sáp nhập mang lại đó là đa dạng hoá được các lĩnh vực ngành nghề. Khi hai doanh nghiệp sáp nhập lại thì có thể mở rộng các ngành nghề kinh doanh của công ty.
  • Tăng thị phần;
  • Sáp nhập và mua lại có thể tạo ra sức mạnh tài chính;
  • Giảm cạnh tranh: Từ góc nhìn của người tiêu dùng thì giảm cạnh tranh không phải là một lợi thế. Tuy nhiên, đó là từ góc độ của các doanh nghiệp thì điều này sẽ giúp giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. 

4. Các loại hình mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai

Hai hình thức phổ biến nhất của mua bán sáp nhập doanh nghiệp là: 

  • Mua bán sáp nhập theo chiều ngang: đây là trường hợp hai công ty tham gia hoạt động trên cùng một thị trường, bán các sản phẩm tương tự nhau.  Ví dụ, nếu Pepsi và Coca là đối tượng của một vụ sáp nhập hoặc mua lại, thì đây được gọi là hình thức mua bán sáp nhập theo chiều ngang. Bởi lẽ cả hai công ty đều hoạt động trong thị trường thức ăn nhanh, bán các mặt hàng tương đối giống nhau.
  • Mua bán sáp nhập theo chiều dọc: đây là trường hợp hai công ty hoạt động ở các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng và có nhu cầu mua lại hoặc sáp nhập doanh nghiệp. 

5. Các bước cần làm khi muốn thực hiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai 

Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn người bán 

Đây là một bước để doanh nghiệp nghiên cứu, tìm kiếm doanh nghiệp mục tiêu để thực hiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Bước 2: Định vị 

Gửi lời ngỏ, đề nghị đến công ty mục tiêu, gửi kế hoạch mua bán sáp nhập doanh nghiệp sơ bộ kèm theo lời ngỏ. Cần chú ý vấn đề bảo mật vì việc trên có thể liên quan đến kế hoạch lâu dài của công ty. 

Bước 3: Thẩm định 

Xem xét các vấn đề về tài chính, nhân sự, văn hoá, của doanh nghiệp mục tiêu để doanh nghiệp mục tiêu có thật sự phù hợp để mua lại hay sáp nhập hay không. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp. 

Bước 4:

Đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai. Các bên thoả thuận các điều khoản để tiến hành việc mua bán sáp nhập chính thức. 

6. Các câu hỏi thường gặp về mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai?

6.1 Sự khác biệt giữa mua lại và sáp nhập doanh nghiệp là gì?

  • Sáp nhập là dựa trên sự tự nguyện của ban giám đốc của hai công ty muốn hợp nhất, hoạt động cùng nhau. Sáp nhập sẽ tạo nên một công ty hoàn toàn mới và chấm dứt hoạt động của hai công ty cũ. 
  • Mua lại doanh nghiệp thường mang yếu tố thù địch, tức là trái ý muốn của công ty mục tiêu. Mua lại doanh nghiệp chỉ làm chấm dứt hoạt động của công ty bị mua lại. 

6.2 Tại sao mua bán sáp nhập doanh nghiệp lại quan trọng? 

Hoạt động mua bán và sáp nhập rất quan trọng vì điều này cho phép các công ty phát triển nhanh chóng và hưởng lợi từ quy mô kinh tế.

Trên đây là những thông tin quan trọng về mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (698 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo