Thủ tục mua bán và sang tên xe không chính chủ năm 2023

Mua xe cũ không chính chủ là một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục mua bán và sang tên xe không chính chủ?

Thủ tục mua bán và sang tên xe không chính chủ
Thủ tục mua bán và sang tên xe không chính chủ

1. Thế nào là mua bán và sang tên xe không chính chủ?

Mua bán xe không chính chủ là việc thực hiện mua bán xe, trong đó, người bán không phải là chủ sở hữu xe hợp pháp (người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký xe) và không có quyền chuyển nhượng xe hoặc người không có giấy chứng nhận đăng ký xe. Theo quy định hiện hành, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

2. Thủ tục đăng ký sang tên (Cách sang tên xe chính chủ)

Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe được quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA. Vậy, thủ tục sang tên xe chính chủ cần những giấy tờ gì?

Trường hợp 1: Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy khai đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe.
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe
  • Chứng từ lệ phí trước bạ

Trường hợp 2: Sang tên đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe

Trong đó, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:

  • Quyết định bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật.
  • Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật.
  • Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo quy định (đối với xe Công an); của Bộ Tổng tham mưu (đối với xe Quân đội).
  • Văn bản đồng ý cho bán xe của Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp kèm theo hợp đồng mua bán và bản kê khai bàn giao tài sản đối với xe là tài sản của doanh nghiệp nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
  • Quyết định phân bổ, điều động xe của Bộ Công an (xe được trang cấp) hoặc chứng từ mua bán (xe do các cơ quan, đơn vị tự mua sắm) đối với xe máy chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh của Công an nhân dân.
  • Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Thủ tục mua bán và sang tên xe không chính chủ
Thủ tục mua bán và sang tên xe không chính chủ

Trong Thông tư 15/2014/TT-BCA, dù có quy định về trường hợp đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người, có thể mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 34 của Thông tư này đã quy định: “Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người được giải quyết đăng ký sang tên theo quy định tại Điều 24 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2016 ”. Như vậy, từ 01/01/2017, đối với câu hỏi mua xe không chính chủ có sang tên được không thì câu trả lời là không và không tồn tại cách sang tên xe không chính chủ.

3. Hậu quả của việc mua bán, sang tên xe không chính chủ

Hiện nay, việc mua bán và sang tên xe không chính chủ là không hợp pháp. Hay nói cách khác, theo quy định của pháp luật, xe không chính chủ không bán được. Khi không có giấy tờ, hợp đồng mua bán xe không chính chủ hay giấy mua bán xe không chính chủ không thể công chứng, chứng thực, từ đó, chủ xe không thực hiện được thủ tục sang tên xe. Chính vì những quy định liên quan đến sang tên xe đôi khi dẫn đến những thắc mắc như xe không chính chủ bị phạt trong trường hợp nào, khi lưu hành mà giấy tờ xe không chính chủ bị phạt không. Có thể nói, pháp luật quy định về sang tên xe nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu xe, tránh các trường hợp chuyển nhượng xe trộm cắp, sở hữu không ngay tình. Do đó, không xử phạt đối với người sử dụng xe cho thuê, cho mượn, chỉ xử phạt những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về sang tên xe. Cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong hành vi vi phạm sau đây:
    • Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong hành vi vi phạm sau đây:
    • Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

Tóm lại, xe là một tài sản có giá trị tương đối lớn. Khách hàng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua bán xe, không nên mua bán những xe không chính chủ, không rõ nguồn gốc, không có hồ sơ gốc nhằm tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1095 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo