Mua bán nợ là gì? Điều kiện mua bán nợ?

Mua bán nợ là gì? Đây là hoạt động kinh doanh mà nhiều người muốn tìm hiểu hiện nay. Theo đó, pháp luật cũng đưa ra các điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ. Vậy mua bán nợ là gì? Điều kiện cần thiết là như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

mua bán nợ là gì
Mua bán nợ là gì

1. Mua bán nợ là gì?

Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.

Theo đó, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.

Bản chất của việc mua bán nợ chính là hình thức chuyển nhượng lại về “quyền thu hồi nợ” từ những “khoản nợ phải thu” đối với khách hàng nợ sang bên mua nợ. Từ đó bên mua nợ sẽ thành một chủ nợ mới của khách nợ.

2. Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

+ Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định.

+ Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2016, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ: Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng.
  • Đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ: Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
  • Đối Với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng.

Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.

+ Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
  • Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
  • Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
  • Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.

3. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ

+ Các điều kiện đã đề cập phía trên.

+ Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.

+ Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

  • Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;
  • Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
  • Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.

+ Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.

+ Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.

+ Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.

4. Câu hỏi thường gặp

Điều kiện về vốn để kinh doanh dịch vụ đòi nợ?

Theo quy định tại điều 13 nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng).

Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định. Tham khảo: Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Điều kiện cần có của chủ doanh nghiệp mua bán nợ?

Để trở thành chủ của doanh nghiệp mua bán nợ, bạn cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:

Đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không bị giới hạn, cấm những hoạt động liên quan đến quản lý doanh nghiệp .

Phải có kinh nghiệm ít nhất là 5 năm trong những lĩnh vực liên quan như tài chính, ngân hàng, pháp luật, kế kiểm hoặc phải có kinh nghiệm làm quản lý.

Thuộc các ngành luật, kinh tế hoặc ngành quản trị kinh doanh với trình độ học vấn là từ đại học trở lên.

Quy định về vay nợ và quản lý nợ của Việt Nam hiện nay ?

Vay nợ chính phủ là một vấn đề lớn và vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề nợ chính phủ của Việt Nam có xu hướng tăng cao trong thời gian tới. Vì vậy, vấn đề tìm ra những giải pháp nhằm hoạch định chính sách và quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ một cách có hiệu quả là vô cùng cấp thiết.

Những doanh nghiệp nào được kinh doanh hoạt động mua bán nợ?

Nội bộ doanh nghiệp phải được quản lý bởi quy chế chặt chẽ và có những quy định về hoạt động kinh doanh lĩnh vực mua bán nợ, những quy định nội bộ cần phải thật sự phù hợp với Nghị định được đặt ra.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp cần phải được đáp ứng đầy đủ theo như quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về mua bán nợ là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề mua bán nợ là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (617 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo