Thủ tục mua bán nhà đất đã có sổ hồng cập nhật 2023

Khi tiến hành mua bán, giao dịch thì cần tìm hiểu những quy trình, thủ tục để tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra, đặc biệt là đối với những tài sản có giá trị lớn như mua bán nhà đất. Vậy khi tiến hành mua bán nhà đất đã có sổ đỏ thì quy trình, thủ tục ra sao?

Thủ tục mua bán nhà đất đã có sổ đỏ
Thủ tục mua bán nhà đất đã có sổ đỏ

1. Sổ đỏ, sổ hồng là gì?

“Sổ đỏ” hay “sổ hồng” là thuật ngữ mà nhiều người sử dụng để thay thế “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”. Và trên thực tế, pháp luật hiện hành chỉ quy định về thuật ngữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”

2. Nhà đất đã có sổ hồng?

Nhà đất đã có sổ hồng, nghĩa là nhà đất đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự, thủ tục mua bán nhà đất đã được cấp sổ hồng?

Để thực hiện mua bán, giao dịch nhà đất như: Nhà, biệt thự, khách sạn, tòa nhà văn phòng, đất, … Sau khi các bên đã thỏa thuận và thống nhất về diện tích, giá bán, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán, các bên đồng ý thực hiện mua bán thì trình tự, thủ tục mua bán nhà đất đã có sổ hồng được thực hiện như sau:

Giai đoạn 1: Tiến hành đặt cọc mua bán nhà đất.

  • Việc đặt cọc có thể được thực hiện tại Văn phòng công chứng nơi địa phương có nhà đất hoặc giữa hai bên và có người thứ ba làm chứng. Trong những trường hợp giao dịch, mua bán tài sản mà số tiền đặt cọc lớn thì nên đến Văn phòng công chứng để thực hiện, nhằm tránh những rủi ro mất tiền đặt cọc.
  • Đặc cọc cần thực hiện bằng văn bản, cụ thể là “Hợp đồng đặt cọc”. Nội dung của Hợp đồng đặt cọc bao gồm những thông tin sau:
  • Thông tin bên bán, bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú…, Thông tin vợ hoặc chồng, đồng sở hữu với người bán (nếu có). Trường hợp người bán chưa kết hôn thì cần lấy giấy xác nhận độc thân tại nơi cư trú; Trường hợp ly hôn cần có giấy chứng nhận ly hôn và xác nhận phân chia tài sản của tòa án. Trường hợp nhận thừa kế cần phải có di chúc thừa kế hợp pháp… (tránh những trường hợp tài sản chung của 2 vợ chồng hoặc tài sản chung của nhiều người mà một người bán, giao dịch có thể sẽ đến bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, hai bên trả cho nhau những gì đã nhận).
  • Thông tin pháp lý người mua, bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, thông tin vợ hoặc chồng nếu có
  • Thông tin người làm chứng (nếu có);
  • Thông tin mô tả về nhà đất: Địa chỉ trên sổ đỏ, số sổ đỏ, Diện tích đất, diện tích xây dựng, thông tin về hiện trạng nhà đất, …
  • Gía tiền mua bán, số tiền đặt cọc, các đợt thanh toán tiếp theo, thời gian và hình thức thanh toán thanh toán;
  • Nội dung thể hiện thỏa thuận về thời gian hai bên ký hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) nhà đất tại văn phòng công chứng địa phương nơi có nhà đất giao dịch.
  • Các thỏa thuận khác: bên chịu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí công chứng, bên chịu phí môi giới (nếu có), …

Giai đoạn 2: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng công chứng địa phương nơi có nhà đất giao dịch.

Bước 1: Các bên cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ sau

  • Bên bán cần chuẩn bị:
  • Bản gốc Chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân; trường hợp đồng sở hữu thì cần có: 04 bản photo công chứng của vợ hoặc hồng hoặc của những người đồng sở hữu nhà đất.
  • Bản gốc Sổ hộ khẩu; trường hợp đồng sở hữu thì cần có: 04 bản photo công chứng của vợ hoặc hồng hoặc của những người đồng sở hữu nhà đất.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng);
  • Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn);
  • Giấy tờ ly hôn và phân chia tài sản do Tòa án phán quyết., các giấy tờ phân chia tài sản, di chúc, …
  • Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
  • Bên mua cần chuẩn bị:
  • Bản gốc Chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân;
  • Bản gốc Sổ hộ khẩu;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng);
  • Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn);

Bước 2

Bên bán cùng bên mua đến Văn phòng công chứng để thực hiện công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Ở bước này, hai bên thực hiện những công việc sau:

  • Hai bên nộp hồ sơ tại Văn phòng công chứng kèm phiếu yêu cầu công chứng;
  • Chờ Công chứng viên kiểm tra hồ sơ hoặc phát hành hồ sơ:
  • Kiểm tra hồ sơ: Đối với trường hợp các bên tự soạn trước dự thảm Hợp đồng chuyển nhượng, nếu đáp ứng yêu cầu thì tiếp tục, nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc vi phạm pháp luật thì yêu cầu sửa đổi, lập dự thảo hợp đồng mới;
  • Phát hành hồ sơ: Công chứng viên lập dự thảo hợp đồng (đối với trường hợp các bên mua bán không lập dự thảo hợp đồng trước);
  • Công chứng viên đọc lại Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các bên cùng nghe. Sau đó, Hai bên kiểm tra lại nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng, thông tin cá nhân, những thông tin khác như: diện tích nhà đất, diện tích xây dựng, giá tiền, … (nếu có sai sót thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung);
  • Bên bán và bên mua lần lược ký vào 03 Bản Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Việc ký được thực hiện cụ thể như sau: ký tên không ghi rõ họ tên vào mỗi trang (trừ trang cuối) của Hợp đồng; ký tên và ghi rõ họ tên vào trang cuối của Hợp đồng chuyển nhượng;
  • Hai bên điểm chỉ vào Hợp đồng;
  • Công chứng viên ký tên, đóng dấu và ghi lời chứng vào Hợp đồng.

Một số lưu ý khi công chứng

  • Phải công chứng tại các tổ chức công chứng trong phạm vi có nhà đất, ví dụ: Múa bán nhà đất tại Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì cần đến Văn phòng công chứng Thành phố Bà Rịa;
  • Có thể công chứng ngoài trụ sở công chứng, đối với những trường hợp không thể đi lại được;
  • Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc;
  • Với những hợp đồng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc (ngày làm việc: là những ngày không bao gồm những ngày nghỉ như thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ,…)

Giai đoạn 3: Nộp thuế

  • Tùy theo sự thỏa thuận: Mà nộp thuế do bên nào chịu hoặc thuế bên ai người nấy chịu. Thông thường thì đối với người mua nộp thuế trước bạ, người bán là thuế thu nhập cá nhân.
  • Thuế trước bạ 0,5%(giá trị tài sản ghi trên hợp đồng);
  • 2%(giá trị tài sản ghi trên hợp đồng) cho thuế thu nhập cá nhân,
  • lệ phí địa chính và lệ phí thẩm định hồ sơ.

Giai đoạn 4: Hoàn tất thủ tục, Bên mua nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

  • Sau khi hoàn thành thủ tục công chứng, nộp thuế thì bên Mua có thể mang hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân hoặc Văn phòng đăng ký đất đai để cập nhật sang tên.
  • Thời gian cập nhật sang tên là 10 ngày đối với hồ sơ hợp lệ, trường hợp đối với vùng sâu, vùng xa thì thời gian cập nhật sang tên có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo