Hóa đơn đỏ là loại chứng từ phát sinh trong các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp sử dụng nó để báo cáo tình trạng thu chi của mình và nộp phí cho ngân sách nhà nước. Chính bởi tầm quan trọng của hóa đơn đỏ mà hiện nay nhiều doanh nghiệp gian lận hóa đơn hóa để trục lợi ngày càng phổ biến. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: "Mua bán hóa đơn đỏ là gì? (cập nhật 2022)".
1. Mua bán hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ hay còn gọi là hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn VAT. Đây là loại chứng từ ghi nhận lại tình hình thu chi của doanh nghiệp sau khi được thành lập. Vì vậy, khi doanh nghiệp có hóa đơn thì Chi cục thế mới có dữ liệu để quản lý. Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn cũng là điều được pháp luật quy định rõ ràng.
Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vì muốn trục lợi mà cần hóa đơn đỏ cho dù thực tế không phát sinh giao dịch. Vì vậy, họ thường lựa chọn các mua hóa đơn đỏ của doanh nghiệp khác để phục vụ lợi ích phát sinh khoản chi với Chi cục thế.
2. Tại sao lại mua bán hoá đơn đỏ?
Thực tế thì việc mua hóa đơn đỏ vô cùng mạo hiểm. Đó có thể coi là “hạ sách” của doanh nghiệp để trốn thuế hoặc ẩn dấu tài sản hay tình trạng kinh doanh của mình. Cụ thể như sau:
2.1. Trốn thuế, tránh thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ quan thuế đóng vai trò quản lý tài chính của doanh nghiệp bằng cách xem xét hóa đơn đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Bởi vậy, kho hóa đơn đầu vào ít hơn đầu ra tức là doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi. Điều này đồng nghĩa với doanh nghiệp phải nộp 20%/1 năm thuế thu nhập cho nhà nước.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tìm cách lách luật bằng việc tạo các giao dịch ảo. Với khoản chi nhiều hơn để Chi cục thế ghi nhận. Khi đó, doanh nghiệp sẽ trốn được nghĩa vụ đóng thuế trên lợi nhuận mà họ có được vì bị thua lỗ.
Ví dụ: Khi doanh nghiệp tiến hành nhập máy móc, phụ kiện, vật tư để sản xuất một chiếc tiv. Cùng với chi phí mặt bằng, điện nước và thuê nhân công là 100 triệu đồng. Sau khi cân đối lại, doanh nghiệp quyết định bán ra thị trường với giá 140 triệu đồng. Khi đó, doanh nghiệp có lãi 40 triệu đồng và khoản lãi phải đóng là 8 triệu đồng (20% tiền thuế). Vì vậy, để tránh khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, họ sẽ tạo nhiều hóa đơn chi để tiền sản xuất tivi là 140 triệu đồng và bán ra cũng mức giá đó. Khi ấy, doanh nghiệp không có lãi và không phải đóng thuế.
2.2. Hoàn lại thuế VAT
Khi cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ nào đó cho cá nhân, tổ chức thì cần phải có hóa đơn chứng từ. Hóa đơn này bao gồm chi phí dịch vụ, sản phẩm cùng 10% thuế giá trị gia tăng (VAT). Thuế này là gián thu, thực tế thị khách hàng chính là người chịu thuế. Doanh nghiệp sẽ đại diện khách hàng nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với một doanh nghiệp báo lỗ thì sẽ được nhà nước hoàn thuế VAT. Thủ đoạn này sẽ giúp doanh nghiệp lời khi họ tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được mua hóa đơn với giá thấp hơn mức thuế phải nộp. Đồng thời thu về khoản tiền chênh lệch khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường.
Ví dụ: Doanh nghiệp mua hóa đơn đỏ với giá 5%, doanh nghiệp sẽ lời được 5% bởi thuế giá trị gia tăng là 10%.
Quảng cáo
2.3. Che dấu tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp
Trong kinh doanh không thiếu gì hành vi “treo đầu dê, bán thịt chó”. Doanh nghiệp đăng ký ngành này nhưng lại không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng mục đích chính là làm chui lĩnh vực khác.
Ngành nghề mà doanh nghiệp làm chui thường có điều kiện. Khi thương nhân không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng lại muốn kinh doanh, họ thường lấy vỏ bọc pháp lý để duy trì tư cách pháp nhân. Sau đó, tổ chức và tạo sự tín nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Các doanh nghiệp dạng này thường cần tới hóa đơn trong một số giao dịch tại ngành nghề họ đã đăng ký. Với mục đích phục vụ việc kê khai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đảm bảo tính pháp lý của doanh nghiệp. Đó là thời điểm họ cần mua hóa đơn kể cả khi giá cao.
Tuy nhiên việc mua hóa đơn đỏ cũng chỉ là giải pháp đối phó cầm chừng. Nó không giải quyết được triệt để thực trạng của doanh nghiệp. Đó là chưa kể tới những rủi rõ mất trắng khi bị tố tụng việc kinh doanh chui. Khi đó doanh nghiệp vừa mất tiền mua hóa đơn lại vừa bị phạt tiền vì tội che dấu của mình.
3. Tội mua bán hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu?
Hành vi mua bán hóa đơn đỏ với các giai dịch ảo là vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính. Vậy, mua bán hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Tùy vào số lượng hóa đơn bất hợp pháp được dùng mà doanh nghiệp có thể bị phạt từ 20.000.000 – 50.000.000 đồng.
Đối với số lượng hóa đơn lớn, doanh nghiệp mua (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như:
- Phạt tiền từ 100.000.000 – 1.000.000.000 đồng;
- Đình chỉ hoạt động kinh doanh vĩnh viễn;
- Tạm ngừng hoặc cấm hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1-3 năm.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị xử lý hình sự theo Điều 203 của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước:
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
g) Tái phạm nguy hiểm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
4. Có nên mua hóa đơn đỏ hay không?
Thứ nhất, việc mua bán hóa đơn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào số lượng hóa đơn bất hợp pháp mà doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, xét theo góc độ kiểm soát thì việc mua hóa đơn đỏ không hề đơn giản. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nên không có gì đảm bảo các bên tham gia giữ đúng cam kết. Nhất là bên giao bán hóa đơn. Họ có thể bỏ trốn hoặc được cơ quan thuế đặc biệt quan tâm.
Thứ ba, xét về góc độ lợi ích thì quy trình thanh toán hóa đơn đỏ cho các giao dịch có giá >20 triệu đồng thường là bên mua chuyển khoản trước cho bên bán. Tiếp theo, bên bán sẽ rút tiền và trả lại cho bên mua sau khi trích phần trăm theo thỏa thuận. Từ đó có thể thấy được muôn vàn rủi ro phát sinh.
Thứ hai, xét theo góc độ kiểm soát thì việc mua hóa đơn đỏ không hề đơn giản. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nên không có gì đảm bảo các bên tham gia giữ đúng cam kết. Nhất là bên giao bán hóa đơn. Họ có thể bỏ trốn hoặc được cơ quan thuế đặc biệt quan tâm.
Thứ ba, xét về góc độ lợi ích thì quy trình thanh toán hóa đơn đỏ cho các giao dịch có giá >20 triệu đồng thường là bên mua chuyển khoản trước cho bên bán. Tiếp theo, bên bán sẽ rút tiền và trả lại cho bên mua sau khi trích phần trăm theo thỏa thuận. Từ đó có thể thấy được muôn vàn rủi ro phát sinh.
Từ 3 lý do trên có thể thấy được việc mua hóa đơn lợi ích chưa thấy mà rủi ro thì lại rất nhiều. Xét cho cùng thì doanh nghiệp không nên liều mình thực hiện.
5. Dịch vụ tư vấn luật ACC
Trên đây là thông tin về Mua bán hóa đơn đỏ là gì? (cập nhật 2022) mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về vấn đề này, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận