Mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Đặc điểm? [Cập nhật năm 2024]

Với quá trình hội nhập hóa kinh tế thị trường, kéo theo đó việc giao lưu kinh tế giữa các nước tính đến thời điểm hiện tại ngày càng rộng rãi. Bên cạnh đó, hoạt động xuất - nhập khẩu về hàng hóa trước khi được thông quan thì việc lập hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng. Vậy thì chúng ta đã hiểu rõ về khái niệm của mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Hay đặc điểm của mua bán hàng hóa quốc tế là gì không. Bài viết sau đây, chúng tôi xin được chia sẻ một số thông tin bổ ích đến với các bạn độc giả cùng tham khảo.

E7ff41b2 9cf9 5089 1de1 39ff70ca0a74

Mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Đặc điểm? [Cập nhật năm 2023]

1. Khái niệm về mua bán hàng hóa quốc tế

Tại Điều 27 Luật Thương mại 2005 có quy định về việc mua bán hàng hóa quốc tế như sau:

Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán của thương nhân được thực hiện dưới các hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Như vậy, theo Luật Thương mại 2005 thì không có quy định cụ thể như thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ định nghĩa qua hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

Bên cạnh đó, việc giao thương, mua bán hàng hóa trong nước mang tính hức tạp và đem lại nhiều rủi ro hơn. Những rào cản về văn hóa cũng có thể gây bất đồng quan điểm, về phong cách kinh doanh. Yếu tố địa lý, khí hậu cũng là vấn đề cần chú trọng, vì nó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm hay ảnh hưởng trực tiếp đến việc chấp nhận sản phẩm mới trên thị trường. Ngoài ra, quá trình vận tải từ nước này sang nước khác cũng gặp nhiều rủi ro,...Đây là những vấn đề cấp thiết mà pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế cần quan tâm và giải quyết.

2. Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

2.1. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa

Tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 đã quy định về việc xuất - nhập khẩu hàng hóa như sau:

Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.”

Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa về khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu

Như vậy, xuất khẩu - nhập khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra hoặc vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2.2. Tạm nhập, tái xuất

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005 như sau:

Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.”

Các thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không phụ thuộc và ngành nghề đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

2.3. Tạm xuất, tái nhập

Tại Khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về tạm xuất, tái nhập hàng hóa như sau:

Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá

2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.”

Như vậy, theo quy định trên của Luật thương mại thì các thương nhân được quyền tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định của pháp luật. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

2.4. Chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005 được thực hiện dưới hình thức sau đây:

+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1. Quy trình mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra như thế nào?

Một quy trình mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm các bước sau:

  • Xác định nhà cung cấp: ...
  • Đánh giá năng lực nhà cung cấp. ...
  • Truy cập Trang web & Đánh giá của Nhà cung cấp. ...
  • Gửi mẫu. ...
  • Đàm phán thương mại. ...
  • Mua bán thử nghiệm.

3.2. Mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

3.3. Các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Luật thương mại Việt Nam quy định hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Như vậy với những nội dung trên đây, ta có thể hiểu cơ bản về khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế là gì cũng như đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Với sự giao thoa kinh tế giữa các quốc gia thì các Thương nhân luôn chọn cách trao đổi, mua bán hàng hóa với các nước láng giềng lân cận để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nước nhà. Do đó, bài viết trên Luật ACC đã chia sẻ đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề mua bán hàng hóa quốc tế. Nếu có vướng mắc hay thông tin cần sự trợ giúp hãy để lại phải hồi dưới bài viết hoặc liên hệ với chung tôi qua hotline 1900.3330 để nhận được sự hỗ trợ cũng như giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo