Môi trường cạnh tranh là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

Cạnh tranh luôn đi cùng với cơ chế thị trường. Gần như mọi môi trường làm việc đều là môi trường cạnh tranh. Nguồn cạnh tranh chính có thể thay đổi từ khu vực làm việc này sang khu vực làm việc khác, nhưng có sự cạnh tranh từ các công ty địa phương hoặc khu vực khác, từ các công ty ngoài nhà nước và từ các công ty trên toàn thế giới.Vậy Môi trường cạnh tranh là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

Môi Trường Cạnh Tranh Là Gì

Môi trường cạnh tranh là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

1. Môi trường cạnh tranh là gì? 

– Môi trường kinh doanh cạnh tranh (Competitive Environment) được tạo ra khi một công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự như các sản phẩm và dịch vụ do các công ty khác cung cấp. Khám phá các ví dụ về môi trường cạnh tranh và một số lợi thế, chẳng hạn như sự đổi mới do cạnh tranh thúc đẩy và những bất lợi, chẳng hạn như doanh số bán hàng thấp hơn và có thể mất khách hàng và nhà đầu tư.

– Một môi trường cạnh tranh là hệ thống bên ngoài năng động trong đó một doanh nghiệp cạnh tranh và chức năng. Càng nhiều người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự, môi trường mà bạn cạnh tranh càng cạnh tranh hơn. Nhìn vào các nhà hàng thức ăn nhanh – có rất nhiều để lựa chọn; sự cạnh tranh là cao. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào các hãng hàng không phục vụ Hawaii, rất ít thực sự bay đến quần đảo này.

– Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các doanh nghiệp đang bán cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ với bạn. Ví dụ, McDonalds là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Burger King. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những doanh nghiệp vẫn cạnh tranh mặc dù họ bán một dịch vụ hoặc sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm hoặc dịch vụ do các đối thủ cạnh tranh gián tiếp cung cấp có xu hướng là những sản phẩm có thể thay thế cho nhau. Một lần nữa, nếu xét về du lịch, bạn có thể lựa chọn đi máy bay, tàu hỏa hoặc ô tô. Do đó, các hãng hàng không cũng đang phải cạnh tranh bằng đường tàu và xe buýt (giả sử chuyến du lịch không đi ra nước ngoài).

2. Nghiên cứu về môi trường cạnh tranh

Nghiên cứu cạnh tranh của các quốc gia cần tập trung vào các khía cạnh sau:

+ Đặc trưng môi trường cạnh tranh chung: bao gồm các qui định liên quan đến cạnh tranh trên thị trường quốc gia và quốc tế, các qui định, hiệp định về cạnh tranh giữa các quốc gia, hiệp hội, khu vực thị trường…

+ Các qui định liên quan đến điều kiện cạnh tranh chung và cạnh tranh ngành như các qui định cạnh tranh không lành mạnh, các rào cản gia nhập ngành kinh doanh…

+ Các áp lực cạnh tranh trên thị trường từ các doanh nghiệp khác nhau, cũng như áp lực từ khách hàng đến doanh nghiệp…

+ Nghiên cứu các mức độ cạnh tranh như cạnh tranh về nhu cầu, cạnh tranh về mong muốn, cạnh tranh giữa các loại sản phẩm cùng loại và cạnh tranh giữa các nhãn hiệu sản phẩm.

Xem thêm bài viết về cơ chế thị trường

3. Các loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Chúng ta có thể phân biệt thành bốn mức độ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thay thế của sản phẩm:

Cạnh tranh nhãn hiệu

Doanh nghiệp có thể xem những doanh nghiệp khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một số khách hàng với giá bán tương tự là các đối thủ cạnh tranh của mình.

Cạnh tranh ngành

Doanh nghiệp có thể xem một cách rộng hơn tất cả những doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hay một lớp sản phẩm đều là đối thủ cạnh tranh của mình.

Cạnh tranh công dụng

Doanh nghiệp có thể xem một cách rộng hơn nữa là tất cả những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm thực hiện cùng một dịch vụ là đối tượng cạnh tranh của mình.

Để cụ thể hơn, ta có thể phân biệt thành năm kiểu cơ cấu ngành căn cứ vào số lượng người bán và sản phẩm đồng nhất hay rất khác biệt như sau:

Độc quyền hoàn toàn: Độc quyền hoành toàn tồn tại khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ nhất định trong một nước hay một khu vực nhất định.

Nhóm độc quyền hoàn toàn: Gồm một vài doanh nghiệp sản xuất phần lớn một loại sản phẩm (ví dụ: dầu mỏ, thép…).

Nhóm độc quyền có khác biệt: Gồm một vài doanh nghiẹp sản xuất ra những sản phẩm có khác nhau một phần (ví dụ: ô tô, xe máy…).

Cạnh tranh độc quyền: Gồm nhiều đối thủ cạnh tranh có khả năng tạo ra những điểm khác biệt cho toàn bộ hay một phần sản phẩm của mình (ví dụ: nhà hàng, khách sạn…).

Cạnh tranh hoàn hảo: Gồm nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung ứng một loại sản phẩm và dịch vụ (ví dụ: thị trường chứng khoán, thị trường hàng hoá…).

Xem thêm thị trường hoàn hảo

4. Vai trò của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp

  • Cạnh tranh buộc các doanh nghiệpphải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh,phải triệt để không ngừng sáng tạo, tìm tòi.
  • Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin kịp thời.
  • Cạnh tranh quy định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường thông qua những lợi thế mà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cạnh tranh cũng là yếu tố làm tăng hoặc giảm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

Đối với người tiêu dùng

– Cạnh tranh mang đến cho người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn chủng loại hàng hoá, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng. Khôngnhững thế, cạnh tranh đem lại cho người tiêu dùng sự thoả mãn hơn nữa về nhu cầu.

Đối với nền kinh tế quốc dân

  • Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
  • Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao vào sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội.
  • Cạnh tranh góp phần xoá bỏ những độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ những bất bình đẳng trong kinh doanh.

Tuy nhiên không phải tất cả các mặt của cạnh tranh đều mang tính tích cực mà bản thân nó cũng phải thừa nhận các mặt tiêu cực như:

  • Bị cuốn hút vào các mục tiêu cạnh tranh mà các doanh nghiệp đã không chú ý đến các vấn đề xung quanh như: xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường và hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
  • Cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn tới độc quyền.
  • Cường độ cạnh tranh mạnh sẽ làm ngành yếu đi.

5. Câu hỏi thường gặp

Cạnh tranh lành mạnh là gì?
Cạnh tranh lành mạnh là  khái niệm bao hàm những tiêu chuẩn về cơ cấu và hành vi thị trường cần tuân thủ để đảm bảo đạt được hiệu quả thị trường mong muốn. Cạnh tranh lành mạnh là Sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề để chiếm lĩnh thị phần mà không sử dụng thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằm loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường.
Môi trường cạnh tranh tiếng anh là gì?
Môi trường kinh doanh cạnh tranh tiếng anh là Competitive Environment
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Môi trường cạnh tranh là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác như dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp...hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiểu quả đến từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo