Mộc treo là gì? Đặt điểm của Mộc Treo

Trong các văn bản của các cơ quan, tổ chức, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp mộc treo. Vậy mộc treo là gì? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về mộc treo qua bài viết sau đây.

mộc treo là gì

Mộc treo là gì

1. Mộc treo là gì? 

Mộc treo là một loại dấu quan trọng, được các cơ quan, tổ chức sử dụng để đóng lên những văn bản của doanh nghiệp. Việc đóng dấu mộc treo trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. Thông thường, mộc treo được đóng ở trang đầu tiên, trùm lên một phần tên của cơ quan, tổ chức đó hoặc trùm lên tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.

2. Ý nghĩa của mộc treo

Mộc treo được đóng vào các văn bản có ý nghĩa như sau:

- Trường hợp đóng vào văn bản nội bộ: Thông báo sự tồn tại của văn bản đó trong tổ chức, đơn vị.

- Cho biết rằng văn bản hay phụ lục được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, tránh việc giả mạo hay thay đổi giấy tờ.

Như vậy, mộc treo không có ý nghĩa xác nhận giá trị pháp lý cho văn bản, đơn giản chỉ là một hình thức thông báo sự tồn tại của văn bản cũng như xác nhận các bộ phận của văn bản.

3. Nguyên tắc sử dụng mộc treo

Căn cứ Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, khi sử dụng mộc treo phải đảm bảo các vấn đề sau đây:

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

- Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

- Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

- Việc đóng mộc treo trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

Theo đó thì việc đóng mộc treo lên văn bản phải đảm bảo về quy cách đóng, tránh vi phạm để cho văn bản được chấp nhận, đảm bảo quy định của pháp luật.

4. Quản lý mộc treo

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng mộc treo theo quy định.

- Văn thư cơ quan có trách nhiệm

  • Bảo quản an toàn, sử dụng mộc treo.
  • Chỉ giao mộc treo của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao mộc treo của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản.
  • Phải trực tiếp đóng dấu vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.
  • Chỉ được đóng dấu vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện.

5. Câu hỏi thường gặp

Quy định về cách đóng dấu treo?

Theo quy định chung về cách đóng dấu treo được ghi rõ tại Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư như sau:

““Điều 26. Đóng dấu

Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều & dùng đúng mực dấu quy định.

Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định & dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.

Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.”

Tính pháp lý của dấu treo là gì?

Theo điều 26, khoản 3 tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP đã nêu ra “Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định & dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.”

Cách đóng dấu treo?

Cách đóng dấu treo được quy định tại khoản 3, Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP như sau:

“3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.”

Quản lý và sử dụng dấu treo?

Tại điều 25, Nghị định 110/2004/NĐ-CP có ghi rõ về việc quản lý và sử dụng con dấu như sau:

“Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này.

Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;

Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;

Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

Không được đóng dấu khống chỉ.

Trên đây là những thông tin về nội dung mộc treo là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo