Thủ tục mở trung tâm Stem là vấn đề pháp lí quan trọng nhất đối với cá nhân tổ chức muốn hoạt động trong lĩnh vực này. Thế nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn đặt ra liệu thành lập trung tâm stem có giống như các trung tâm giáo dục khác, hay nó có mô hình tương tự với loại trung tâm nào? Để trả lời được câu hỏi ấy, chúng ta cần thời gian tìm hiểu về bản chất cũng như các quy định pháp luật mới có thể giải đáp được. Vậy nên, ngay bây giờ hãy cùng Công ty Luật ACC nghiên cứu các quy định về thủ tục mở trung tâm Stem ?
1.Giáo dục STEM là gì?
Stem là các chữ cái đầu của Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Theo đó Stem là một chương trình học giúp cho người học có thể tiếp cận với kiến thức đa dạng và có thể liên kết những môn học đến từ bốn lĩnh vực khác nhau của Stem. Cùng với đó, chương trình học này sẽ lồng ghép đồng thời với các kiến thức, kĩ năng trên thực tế, ứng dụng thực tiễn- hoạt động thực hành để giải quyết vấn đề. Có lẽ Stem chú trọng phát triển kĩ năng và tính ứng dụng cao cho người học.
Hiện nay, khái niệm “giáo dục STEM” dù chưa được phổ cập như khái niệm “giáo dục kỹ năng sống” nhưng chương trình này ngày càng trở nên hữu ích và cần thiết tại nước ta, đặc biệt là từ 2015 cho đến nay. Trong chương trình giáo dục từ các cấp tiểu học, nội dung này cũng được lồng ghép để đảm bảo các em học sinh có cơ hội được tiếp cận cũng như hình thành tư duy từ sớm. Hiện tại, ngoài việc học trên trường, các em hoàn toàn có lựa chọn tìm đến các trung tâm để học hỏi và rèn luyện bản thân nhiều hơn. Trung tâm Stem là một trong những ví dụ điển hình.
2.Điều kiện mở trung tâm Stem
Như đã phân tích ở trên, thì về nội dung hoạt động của trung tâm Stem có nét tương đồng với các trung tâm bồi dưỡng kỹ năng sống vì vậy quy trình thực hiện xin cấp phép của hai hoạt động này cũng sẽ tương tự như nhau.
Thứ nhất về đối tượng mở trung tâm Stem:
Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan đến hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục.
Thứ hai về điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm Stem:
Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
Thứ ba, về giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên:
Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực STEM hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Thứ tư về giáo trình, tài liệu:
Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.
3.Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động của trung tâm gồm giấy tờ sau:
Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục STEM, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
Giấy phép đăng ký kinh doanh;
Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực STEM hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
*Hồ sơ đăng ký hoạt động của các cơ sở giáo dục bao gồm:
Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục STEM, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực STEM hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
4.Thẩm quyền cấp:
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tạo xác nhận đăng ký hoạt động và cấp phép hoạt động.
5.Thời hạn cấp phép
Trong thời hạn 15 ngày đối với đăng ký hoạt động và 05 ngày làm việc đối với cấp phép hoạt động khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6.Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục:
Bảo đảm chất lượng giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Khi tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn về tính mạng và các quyền lợi hợp pháp về vật chất, tinh thần cho người học, người dạy; đồng thời phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi tham gia bảo hiểm rủi ro cho người học.
Quản lý, lưu giữ hồ sơ, bao gồm: hồ sơ đăng ký; danh sách người dạy; danh sách người học; kế hoạch, tài liệu; hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
Khi các cơ sở giáo dục liên kết với các đơn vị để tổ chức hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải có hợp đồng giữa hai bên. Hợp đồng phải quy định rõ về nội dung dạy học, kinh phí, đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, địa điểm tổ chức và trách nhiệm của mỗi bên. Sau khi ký kết hợp đồng phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp.
Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
Trách nhiệm của các đơn vị tham gia tổ chức hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa:
Thực hiện nghiêm túc Quy định này và các quy định khác có liên quan. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động phải báo cáo cơ quan cấp phép trước 10 ngày và thông báo công khai cho người học biết, đồng thời hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với các nội dung, thời lượng chưa được thực hiện do tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
Bảo đảm chất lượng giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Khi tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn về tính mạng và các quyền lợi hợp pháp về vật chất, tinh thần cho người học, người dạy; đồng thời phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi tham gia bảo hiểm rủi ro cho người học.
Quản lý, lưu giữ hồ sơ, bao gồm: hồ sơ cấp phép hoạt động; danh sách người dạy; danh sách người học; kế hoạch, tài liệu; hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
7.Các câu hỏi thường gặp về thủ tục mở trung tâm Stem?
7.1 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ mở trung tâm Stem không?
Với uy tín và niềm tự hào về dịch vụ của mình, Công ty luật ACC rât hân hạnh được cung cấp các dịch vụ pháp lí liên quan đến thủ tục mở trung tâm Stem. Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng những vấn đề sau:
- Thực hiện tư vấn những thắc mắc của khách hàng về thủ tục mở trung tâm Stem
- Cung cấp thông tin về
giấy tờ pháp lí cần thiết
- Tiếp nhận thông tin quý khách
hàng để soạn đầy đủ hồ sơ nộp về cơ quan có thẩm quyền xử lí.
- Xử lí các tình huống phát sinh và những yêu cầu của khách hàng…
7.2 Có thể nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không?
Theo quy định của pháp luật cơ quan có thẩm quyền xử lí hồ sơ đăng ký hoạt động của trung tâm là Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chứ không phải là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Đây chỉ là cơ quan giải quyết hồ sơ liên quan đến mở trung tâm dạy thêm, học thêm còn đối với trung tâm Stem hoạt động theo mô hình giáo dục kĩ năng sống nên bạn không thể nộp hồ sơ tại đây được.
7.3 Mở trung tâm Stem có cần giấy phép kinh doanh hay không?
Như đã trình bày trong phần hồ sơ thành lập trung tâm thì giấy phép kinh doanh là một trong những giấy tờ pháp lí quan trọng. Giaays phép kinh doanh là giấy phép cần phải có khi kinh doanh trong một số ngành nghề có điều kiện mà pháp luật quy định. Bởi vậy trung tâm Stem kinh doanh thuộc lĩnh vực có điều kiện nên cần giấy phép kinh doanh là căn cứ để chứng minh trung tâm có đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Trên đây là những nội dung chi tiết nhất về mở trung tâm Stem cũng như thủ tục thành lập trung tâm Stem. Chúng tôi mong rằng những tư vấn của mình thực sự mang lại bổ ích cho quý khách hàng. Nếu còn bất kì thắc mắc nào đừng ngần ngại gọi tới số hotline của công ty Luật ACC để nhận hỗ trợ kịp thời và trải nghiệm dịch vụ hài lòng nhất!
Nội dung bài viết:
Bình luận