Mở quán lẩu cần những yếu tố nào, chi phí, kinh nghiệm [2024]

Thời tiết thu đông trời se lạnh rất phù hợp với việc kinh doanh quán lẩu, đồ nướng hay mô hình chung nướng – lẩu, được nhiều bạn trẻ yêu thích và hay chọn tụ tập. Cùng ACC tham khảo kinh nghiệm mở quán lẩu thông qua bài viết dưới đây.

Mở quán lẩu thành công, Kinh nghiệm mở quán lẩu có lãi 2021

Mở quán lẩu

1. Kinh nghiệm mở quán lẩu bạn nên biết

Học cách nấu lẩu ngon, công thức tẩm ướp ngon trước khi mở quán lẩu

Một trong những kinh nghiệm mở quán lẩu mà bạn phải biết cách làm một nồi lẩu ngon, các nguyên liệu cần có với mỗi món lẩu khác nhau. Có rất nhiều món lẩu nhưng mỗi món lẩu lại có công thức và nguyên liệu khác nhau, do đó bạn cần phải biết rõ để gia giảm tẩm ướp, mua nguyên liệu và làm sao cho nồi lẩu dậy hương vị.

Tùy thuộc mục đích mở quán lẩu gì là chủ đạo, bạn có thể học cách nấu món lẩu đó như lẩu gà, lẩu bò, lẩu hải sản, lẩu thập cẩm, lẩu ếch, lẩu riêu cua sườn sụn…

Nếu chưa có kiến thức và tay nghề nấu nướng, bạn hoàn toàn có thể đi học tại các trung tâm đều có khóa học nấu lẩu và học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, của mẹ, gia đình nếu có truyền thống nấu ăn ngon… Bạn có thể đến các quán nổi tiếng ăn để xem họ nêm nếm hương vị cũng như có các nguyên liệu nào để học tập.

Nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu để mở quán lẩu

Đây là việc không thể thiếu khi bắt đầu kinh doanh. Bạn nên xem xét thị trường, khu vực xung quanh đã có nhiều quán lẩu hay chưa? Các quán lẩu kinh doanh món gì, khách có đông không, khẩu vị ra sao, điểm tốt và điểm hạn chế…

Bên cạnh xem thị trường để chọn món lẩu kinh doanh cho mình, bạn cũng phải nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu, tầng lớp nào là chủ yếu, thu nhập mặt bằng chung, nhu cầu ra sao…

Từ thị trường cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ lên menu phù hợp để kinh doanh quán thành công, chọn được món lẩu chủ đạo để kinh doanh cũng như chế biến, gia giảm tẩm ướp phù hợp khẩu vị từng khu vực. Không nên kinh doanh quá nhiều món lẩu sẽ bị “loãng”, các món không có sự tập trung, đầu tư nên sẽ không ngon.

Chuẩn bị vốn để mở quán lẩu

Vốn kinh doanh quán lẩu không cần quá nhiều, một quán nướng nhỏ cần khoảng từ 20-30 triệu trở lên, tùy thuộc số vốn mà bạn lựa mô hình kinh doanh quán nhỏ, vỉa hè hay thuê mặt bằng cùng món lẩu chủ đạo của quán, số tiền càng lớn càng thuận lợi cho việc kinh doanh.

Vốn dùng để mua nguyên liệu, thuê địa điểm, mua bàn ghế, bếp lẩu, nồi lẩu, đồ bếp cũng như dự trù mấy tháng kinh doanh không có lãi…

Lựa chọn địa điểm, vị trí thích hợp mở quán lẩu

Vị trí, mặt bằng kinh doanh cũng vô cùng quan trọng, nên chọn nơi đông dân cư qua lại, gần khu dân cư, khu văn phòng hoặc chợ búa, khu công nghiệp… Giao thông thuận tiện và có chỗ để xe cho khách vào ăn.

Với địa điểm đi thuê nên chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ cho khách ăn uống, điện nước đầy đủ, nên thuê thời gian dài để tránh việc đang kinh doanh thuận lợi bị đòi lại mặt bằng.

Mua đồ dùng, thiết kế quán lẩu

Bạn có thể chọn các đầu mối mua đồ dùng, thiết bị cho quán với giá rẻ nhất, ví dụ: Bát đũa có thể sang Bát Trang, Gia Lâm mua tận gốc vừa rẻ lại chất lượng; bếp, nồi lẩu thì có thế tự tay đi chọn ở các chợ lớn hoặc mối quen có tiếng; bàn ghế mua thanh lý hoặc mua đồ không cần quá xịn…

Thiết kế quán nên sạch sẽ, có không gian thoáng mát, bếp nấu và bàn ghế dễ sử dụng, tránh không gian quá chật chội, đường dây điện lùng bùng khiến nguy hiểm cho khách khi kinh doanh ăn uống…

Tìm nguồn nguyên liệu tươi ngon, ổn định

An toàn thực phẩm cũng như đảm bảo về chất lượng là yếu tố hàng đầu để giữ khách hàng lâu dài. Lợi nhuận rất quan trọng nhưng sức khỏe của khách hàng và hương vị tươi  ngon mới đem lại sự tin tưởng và gắn bó lâu dài của khách hàng.

Do vậy, bạn hãy tìm các mối lấy nguyên liệu sạch, ổn định chất lượng và tuân theo các quy định về bảo quản là cách tốt nhất giúp cho quán luôn là nơi tin cậy cho khách hàng.

Hoàn thành thủ tục pháp lý mở quán lẩu

Bạn phải đăng ký giấy phép kinh doanh cũng như chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm để việc kinh doanh thuận lợi sau này.

Lựa chọn nhân viên phục vụ

Để làm hài lòng khách hàng, việc tuyển nhân viên phục vụ cho quán cũng là yếu tố tích cực cho sự thành công. Do vậy, bạn cần đào tạo cho nhân viên phong cách phục vụ, cách ứng xử linh hoạt trước khách hàng, hiểu sở thích và đưa ra những lời khuyên bổ ích để khách hàng dễ dàng lựa chọn thực đơn.

Thực hiện việc marketing, quảng cáo hiệu quả

Muốn cho quán lẩu của mình được nhiều người biết đến, bạn nên tận dụng những công cụ truyền thông vô cùng hiệu quả hiện nay như: Facebook, website… để nhiều khách hàng biết đến. Thường xuyên cập nhật những thông tin của quán để gây sự tò mò cho khách hàng.

2. Pháp luật quy định như thế nào về trình tự mở quán lẩu?

Sau khi đã nắm được một số kinh nghiệm mở quán lẩu chúng ta cũng cần lưu ý đến các thủ tục để hợp pháp hóa việc thành lập quán lẩu.

Theo Điều 1,  Nghị định 39/2007/NĐ-CP liệt kê ra danh sách những ngành nghề kinh doanh không phải đăng ký như sau:

- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.

- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.

- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.

- Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Dựa theo danh sách các ngành nghề được liệt kê trên, việc mở quán lẩu không thuộc danh sách trên. Điều này có nghĩa là mở quán lẩu vẫn phải nộp hồ sơ đăng ký ngành nghề kinh doanh tại Phòng Tài chính - Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận/huyện.

Với trường hợp mở quán lẩu, chúng tôi khuyên nên thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Bởi những ưu điểm mà loại hình này mang lại: Phù hợp với người có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ, một địa điểm (không mở cơ sở, chi nhánh khác); Thủ tục pháp lý đơn giản, bộ máy quản lý gọn nhẹ nên tiết giảm rất nhiều chi phí gián tiếp. Ngoài ra, chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.

Bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);

- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);

- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;

- Bản sao hợp lệ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở.

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh, nếu hồ sơ hợp lệ, sau 03 ngày làm việc bạn sẽ nhận được kết quả.

Tiếp theo, cần xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 28 Luật An toàn thực phẩm năm 2010  quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Điều 34: Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

3. Dịch vụ thành lập quán lẩu uy tín của ACC

Việc mở cửa hàng đặc biệt là bạn chưa có kinh nghiệm mở quán lẩu có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn nếu như bạn không nắm rõ các quy định pháp luật và chưa có kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước. 

Vì vậy, để quá trình mở cửa hàng được nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm chi phí bạn nên tìm đến các đơn vị tư vấn luật để được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh của họ.

ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ mở cửa hàng kinh doanh uy tín và nhanh chóng. Hiện nay, quy trình thực hiện tại ACC bao gồm các nội dung:

  • Tiếp xúc khách hàng để nắm bắt thông tin và tiến hành tư vấn ban đầu đối với vấn đề của quý khách. Tại đây chúng tôi sẽ tư vấn mọi vấn đề liên quan đến kinh doanh dầu nhớt, hướng dẫn cách đặt tên cửa hàng cho chuẩn, chuẩn bị hồ sơ như thế nào cho đầy đủ,…;
  • Nghiên cứu và báo giá qua email đối với yêu cầu của khách hàng;
  • Nếu khách hàng quyết định hợp tác với ACC thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ;
  • Khách hàng cung cấp tài liệu liên quan đến việc đăng ký cho ACC;
  • ACC tiến hành soạn thảo, nộp, theo dõi thực hiện hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng theo thời hạn thỏa thuận;
  • Hỗ trợ tư vấn các vướng mắc pháp lý sau khi đăng ký thành công mở cửa hàng kinh doanh sữa.

4. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến kinh nghiệm mở quán lẩu

Việc đăng ký kinh doanh quán lẩu được thực hiện ở cơ quan nào?

Khi mở quán lẩu, chủ quán lẩu cần phải đem hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi có ý định mở quán lẩu và chờ cơ quan này giải quyết.

Những loại thuế cần đóng khi tiến hành mở quán lẩu?

Khi mở quán lẩu, ngoài những chi phí liên quan đến mở quán thì chủ quán lẩu còn phải để ý đến những loại thuế cần phải đóng. Theo đó, khi đăng ký kinh doanh quán lẩu, bạn phải nộp các loại thuế gồm: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Chi phí dịch vụ tư vấn kinh nghiệm mở quán lẩu của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Tôi muốn sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến mở quán lẩu của công ty ACC thì làm như thế nào?

Hiện nay, khách hàng muốn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn pháp lý từ công ty Luật ACC thì có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh liên lạc sau:

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Zalo: 084.696.7979

– Văn phòng: (028) 777.00.888

– Mail: [email protected]

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm mở quán lẩu nhanh chóng, đơn giản và đúng quy định pháp luật. Nếu bạn cần sự hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!

✅ Thủ tục: Mở quán lẩu
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (336 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo