Mở quán chè thành công theo quy định pháp luật năm 2024

Bài viết hôm nay của ACC sẽ gửi đến các đọc giả, những ai đang có ý tưởng kinh doanh mở quán chè nhưng còn đang khá là băn khoăn chưa biết kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả thì hãy cùng ACC tham khảo qua bài viết này.

THIẾU HÌNH

1. Những điều cần biết để mở quán chè thành công.

Theo cuộc khảo sát ngắn thì sự thu hút đông đảo khách hàng cũng như vốn đầu tư ban đầu ít hơn các ngành kinh doanh khác đang được rất nhiều người quan tâm đó là hình thức kinh doanh mở quán chè. Vấn đề đặt ra là cần làm những gì để có thể thành công trong việc mở quán chè thành công mà vẫn đúng theo quy định của pháp luật.

Trước tiên, ACC sẽ nói tổng quan về những điều cần làm để có thể kinh doanh quán chè thành công.

Chè được xem là món ăn rất được nhiều người ưa chuộng từ thế hệ trẻ cho đến những người lớn tuổi bởi hương vị đặc biệt cũng như mùi vị rất dễ thích nghi với mọi người. Do đó, rất nhiều quán chè tại nhiều thành phố đã được mở. Vậy nếu chúng ta muốn mở quán chè để kinh doanh thì việc đầu tiên chúng ta cần nghĩ ra những điều mới lạ, độc đáo hơn so với những quán chè đã được mở trước đó. Ngoài ra, cần tuân thủ những điều cơ bản sau đây để có thể kinh doanh thành công.

Mùi vị của chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến lượng khách hàng đến thưởng thức cũng như doanh thu của quán. Vì vậy, điều đầu tiên phải học cách nấu chè với hương vị thật đặc biệt. Bạn có thể tự mày mò sáng chế ra hương vị chè riêng biệt của mình, cũng có thể học qua video, bài hướng dẫn, hay một người quen có kinh nghiệm trong việc nấu chè. Cũng có nhiều người chọn tham gia một khóa học nấu chè chuyên nghiệp với những đội ngũ giảng viên có chuyên môn giỏi.

Điều quan trọng tiếp theo là việc quản lý vốn và đầu tư vốn sao cho hiệu quả.

Nhiều người luôn lo ngại việc cần đầu tư bao nhiêu vốn thì có thể mở được quán chè mà không vi phạm pháp luật cũng như là chi phí hợp lý để quán chè có thể hoạt động. Có thể nói vốn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cho sự hoạt động của quán. Kinh doanh mở quán chè là một ngành nghề theo quy định của pháp luật không quy định cần có vốn pháp định vậy nên bạn có thể đầu tư bao nhiêu tuy theo khả năng của mình cũng như tùy theo quy mô quán dự tính mở. Bạn có thể dự trù những khoản kinh phí như: tiền thuê mặt bằng, tiền mua trang trí, mua cơ sở vật chất, nguyên liệu nấu chè, tiền lương trả nhân viên, …

Bạn có thể chia số vốn hoạt động thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là số vốn bỏ ra để thuê mặt bằng, trang trí, mua cơ sở vật chất, nguyên liệu nấu chè, … nói chúng là những kinh phí cho việc mở quán chè. Giai đoạn thứ hai là vốn bỏ ra để duy trì, giai đoạn sau khi quán đã đi vào hoạt động.

Bạn cần tìm nguyên liệu để nấu chè đảm bảo chất lượng.

Nguyên liệu ngon, đảm bảo chất lượng là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong việc mở quán chè. Nguyên liệu thơm ngon bổ rẻ sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn, thu hút lượng khách hàng đông đảo hơn.

Để chuẩn bị mở quán chè bạn cần lên thực đơn đa dạng loại chè.

Thực đơn có đa dạng thì mới có thể thu hút được nhiều khách hàng ở những độ tuổi khác nhau. Tùy vào vốn đầu tư của bạn nhỏ hay lớn, quy mô quán chè ở mức độ nào để lên thực đơn cho phù hợp. Ví dụ quy mô quán chè của bạn nằm trong tầm khoảng 9-15 triệu thì bạn có thể lên thực đơn cỡ 10 đến 12 món chè như: chè thái, chè sen, chè đậu xanh, chè thập cẩm, chè trái cây, chè khúc bạch, … hoặc bạn có thể nghĩ ra một món chè đặc biệt riêng cho quán của bạn nhằm thu hút khách hàng hơn.

 Tiếp theo là phải lựa chọn địa điểm mở quán phù hợp.

Khi chọn địa điểm mở quán chè cần chú ý những nơi đông người qua lại, gần các trường học, khu dân cư, nhà máy, công ty, … thì khả năng lượng khách đến quán sẽ đông hơn. Địa điểm mở quán cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của quán chè. Khi mở quán chè, bạn nên ưu tiên lựa chọn những địa điểm ở khu vực đông người qua lại như trường học, khu dân cu, nhà máy, ký túc xá…

Tiếp đến là mua sắm cơ sở vật chất, bàn ghế, dụng cụ cần dùng khi quán chè đi vào hoạt động.

 

2. Mở quán chè chỉ cần có vốn, có địa điểm, không cần xin giấy phép có được kinh doanh không?

Nhìn chung việc kinh doanh chỉ được tiến hành khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Tuy nhiên, nếu bạn kinh doanh nhỏ, kinh doanh vỉa hè thì không cần thiết cần xin giấy phép kinh doanh. Đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống như mở quán chè thì có những loại hình kinh doanh sau:

  • Thành lập công ty: phù hợp cho hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.
  • Thành lập hộ kinh doanh: phù hợp với mô hình kinh doanh vừa và nhỏ.
  • Cá nhân kinh doanh: trường hợp này phù hợp với quy mô kinh doanh rất nhỏ.

 

3. Thủ tục để được cấp giấy phép kinh doanh ra sao?

Thủ tục đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thành lập hộ kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh nộp tại phòng kinh tế tại Ủy ban nhân nhân cấp huyện.

Bước 2: Chờ đợi kết quả xét duyệt hồ sơ

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh theo mẫu
  • Tờ khai thuế theo mẫu
  • Bản sao giấy chứng nhận của chủ hộ kinh doanh và người được ủy quyền nếu có.
  • Thủ tục thành lập công ty:

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định theo Luật doanh nghiệp 2020;
  • Điều lệ công ty theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Danh sách cổ đông với Công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông nước ngoài đối với công ty có vốn nước ngoài;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật, thành viên góp vốn, cổ đông công ty;
  • Giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp công ty có vốn nước ngoài.
  • Cơ quan xử lý: Sở kế hoạch và đầu tư
  • Thời gian xử lý: 3-5 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi có giấy phép kinh doanh bước tiếp theo là làm thủ tục bên cơ quan thuế: Kê khai thuế môn bài, nộp thuế môn bài, mua hóa đơn điện tử, khắc con dấu, tạo tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, treo biển hiệu công ty.

Trường hợp bạn muốn mở quán chè có vốn đầu tư nước ngoài thì trước khi nộp hồ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh doanh bạn cần thực hiện trước thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đề xuất thực hiện dự án đầu tư theo mẫu mới quy định tại Công văn 324/2020/BKHĐT
  • Đề nghị thực hiện dự hiện dự án đầu tư theo mẫu mới quy định tại Công văn 324/2020/BLHĐT
  • Giải trình nhu cầu tài chính của nhà đầu tư
  • Bản sao kê ngân hàng của các nhà đầu tư
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với địa điểm dự tính làm địa điểm kinh doanh
  • Hợp đồng thuê
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với bên cho thuê
  • Giấy ủy quyền nếu không phải một trong các nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ.
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền
  • Số lượng: 1 bộ
  • Cơ quan giải quyết: phòng kinh tế đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch và Đẩu tư

Ngoài ra, bạn cần lưu ý đối với việc kinh doanh dịch vụ ăn uống điển hình là mở quán chè thì cần có Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 1: Lấy mẫu hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền Vệ sinh an toàn thực phẩm sau đó điền đầy đủ thông tin và nộp lại cho cơ quan.

Bước 2: Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định. Nếu đạt yêu cầu sẽ ra giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 3: Trong trường hợp nếu hồ sơ chưa đạt sẽ được thẩm định lại trong vòng 3 tháng. Nếu không được chấp thuận thì cơ có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh.

 

4. Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm những hồ sơ gì:

  • Mẫu đơn xin đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Bản sao bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế cơ sở.
  • Bản Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm/ quy trình phân phối sản phẩm.
  • Kèm theo bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ tại cơ sở.
  • Giấy xác nhận đủ kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và cả người quản lý.
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở

5. Những loại thuế cần phải nộp

Căn cứ theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, thì các loại thuế mà cơ sở kinh doanh cần phải nộp là:

  • Thuế môn bài theo năm: dựa trên thu nhập một tháng. Mức thuế này thấp nhất là 50.000Đ.
  • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN. Nếu quán của bạn có doanh thu dưới 100 triệu/năm, bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm.

Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên. Mức tỷ lệ thuế cụ thể bạn có thể tham khảo tại cơ quan có thẩm quyền khi ĐKKD.Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và có thể giúp cho bạn không còn bối rối khi đang có ý định mở/làm thủ tục ĐKKD cho quán cafe của mình.

ACC mong rằng qua bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho các đọc giả nhất là những ai đang có dự định mở quán chè để kinh doanh. Tham khảo qua bài viết này bạn sẽ hiểu được phần nào quy trình mở quán chè ra sao, cần chuẩn bị những gì và cần có những loại giấy phép gì để phù hợp với pháp luật

ACC luôn tự hào là công ty đi đầu về dịch vụ pháp lý và xin giấy phép.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (849 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo