Thủ Tục Đăng Ký Mở Phòng Khám siêu âm [Chi tiết 2024]

Siêu âm là biện pháp kỹ thuật tiên tiến giúp phát hiện bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Việc các phòng khám, cơ sở khám bệnh được thành lập có sử dụng biện pháp siêu âm ngày càng phát triển. Tuy nhiên thủ tục để thành lập phòng khám siêu âm phải đáp ứng quy định pháp luật. Vì vậy, bài viết này cung cấp các quy định trong điều kiện và thủ tục mở phòng khám siêu âm.

ACC là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật trong điều kiện và thủ tục mở phòng khám siêu âm mới nhất 2023.

Điều Kiện Và Thủ Tục Mở Phòng Khám Siêu Âm (Thủ Tục 2020)
Điều Kiện Và Thủ Tục Mở Phòng Khám Siêu Âm (Thủ Tục 2023)

1. Khái niệm về phòng khám siêu âm

  • Phòng khám: Phòng khám là một cơ sở chăm sóc sức khỏe chủ yếu là dành cho việc chăm sóc bệnh nhân ngoại trú hay nói cách khác, một phòng khám nói chung là một kiểu bệnh viện cung cấp chẩn đoán hoặc điều trị một cộng đồng chung mà bệnh nhân thường không ở lại qua đêm. Phòng khám có thể được tư nhân điều hành và được quản lý công khai, hình thành do tài trợ, và thường bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ yếu của cộng đồng địa phương, trái ngược với các bệnh viện lớn nơi thực hiện các phương pháp điều trị chuyên ngành và cho bệnh nhân nội trú cho ở lại qua đêm.
  • Siêu âm: Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) để xây dựng và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong của cơ thể. Siêu âm là một phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị bệnh được áp dụng phổ biến trong y học.
  • Phòng khám siêu âm: Là một cơ sở hoặc một bệnh viện cung cấp các kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng siêu âm để xây dựng và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong của cơ thể.

2. Tổng quát về những loại phòng khám siêu âm

  • Phòng khám siêu âm 4 chiều, siêu âm 5d là gì ? Siêu âm 4 chiều, siêu âm 5d được dùng trong sản phụ khoa, siêu âm thai nhi. Siêu âm 4 chiều, siêu âm 5d được dùng để ghi lại những gì diễn ra trong quá trình mẹ bầu qua đó giúp bác sĩ và mẹ có thể dễ dàng quan sát quá trình phát triển của thai nhi. Hiện đại hơn siêu âm 4d, thì siêu âm 5D có thể nhìn rõ cấu trúc bên trong của thai nhi, siêu âm 5D có thêm 1 chiều nữa là chiều chẩn đoán. Cấu trúc hình khối sẽ được tự động phân tích thành loạt hình thường quy trong siêu âm chẩn đoán thai, tự động đo đạc thông qua một nút bấm trên bàn phím.
  • Ngoài siêu âm 4d, 5d dùng trong sản phụ khoa thì siêu âm được dùng để phát hiện sớm các loại bệnh khác ở các bộ phận khác trong cơ thể người như: siêu âm dạ dày, siêu âm ung bướu, siêu âm trứng rụng, siêu âm ổ bụng… Các phòng khám siêu âm ngày nay áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến giúp người bệnh phát hiện bệnh nhanh chóng để có hướng điều trị thích hợp nhất.

3. Điều kiện để mở phòng khám siêu âm

1. Điều kiện về thành lập và địa điểm hoạt động của phòng khám

  • Đối với việc mở phòng khám siêu âm, việc đầu tiên là phải chọn địa điểm phù hợp với hoạt động của phòng khám.
  • Về hình thức pháp lý: Phòng khám siêu âm phải được thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị của phòng khám:

Cơ sở vật chất:

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.
  • Đối với phòng siêu âm, phòng nội soi chẩn đoán phải được thiết kế độc lập, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại (nếu có), phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Thiết bị y tế:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
  • Có thiết bị phòng hộ cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.

Điều kiện về nhân sự:

  • Người đứng đầu phòng khám siêu âm là Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc siêu âm, có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
  • Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chẩn đoán hình ảnh, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chẩn đoán hình ảnh nếu có thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chẩn đoán hình ảnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
  • Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên 1 phòng khám tư nhân.
  • Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải hành nghề liên tục trong 2 năm đến ngày xin giấy phép mở phòng khám ngoài giờ, nếu không hành nghề thì phải có những buổi cập nhật kiến thức y khoa.

4. Thủ tục mở phòng khám siêu âm

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Hợp đồng thu gom rác thải.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Sở y tế tỉnh, thành phố.

Trình tự thực hiện:

  • Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) thực hiện như sau:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/ND-CP.

Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/ND-CP.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:
    •  Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi.
    • Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
    • Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp giấy phép hoạt động trong thời gian quy định. nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
    • Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

5. Các câu hỏi thường gặp về mở phòng khám siêu âm

Các tài liệu khách hàng cần cung cấp khi mở phòng khám siêu âm?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài ( Bản sao).
Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ( Bản sao).
Hợp động thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm phòng khám.
Hợp đồng thu gom rác thải.

Các quy định về thủ tục mở phòng khám siêu âm?

– Luật khám bệnh chữa bệnh 2009

– Nghị định 109/2016/ND-CP ngày 01/07/2016 Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Thẩm quyền cấp phép mở phòng khám siêu âm?

– Thẩm quyền cấp phép mở phòng khám siêu âm là Sở y tế tỉnh, thành phố.

Điều kiện cơ bản mở phòng khám siêu âm?

  • Phòng khám siêu âm phải thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh
  • Có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa.
  • Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ theo quy định của pháp luật;
  •  Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
  • Trang thiết bị y tế như máy siêu âm
  • Hồ sơ thủ tục pháp lý
  • Nhân sự phòng khám

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1091 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo