Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Sản Phụ Khoa Hải Phòng 2024

Sản & Phụ khoa là chuyên khoa về sức khoẻ phụ nữ và các vấn đề liên quan tới bộ phận sinh sản nữ từ khi dậy thì cho đến hết cuộc đời. Khám sản phụ khoa nữ giúp phát hiện sớm những bất thường trong cơ quan sinh sản, từ đó xử trí kịp thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Một phòng khám chuyên khoa phải đảm bảo các điều kiện về nhân sự có trình độ chuyên môn, có cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phù hợp phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh và quan trọng hơn hết là phải được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Sau đây là thủ tục và điều kiện để mở phòng khám sản phụ khoa Hải Phòng.

Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Sản Phụ Khoa Hải Phòng
Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Sản Phụ Khoa Hải Phòng

Thủ tục và điều kiện mở phòng khám sản phụ khoa Hải Phòng

1. Về điều kiện mở phòng khám sản phụ khoa Hải Phòng

1. Được thành lập hợp pháp:

Phòng khám tư nhân được thành lập hợp pháp theo luật định thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận được phép đầu tư vào Việt Nam.

2. Được phép hoạt động:

Phòng khám tư nhân phải có Giấy phép hoạt động do Giám đốc Sở Y tế cấp. Để được cấp giấy phép hoạt động thì phòng khám tư nhân phải đáp ứng những điều kiện chung sau:

  • Đáp ứng được đầy đủ các quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về cơ sở khám, chữa bệnh.
  • Có đủ số lượng người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tư nhân phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

3. Đối với phòng khám sản phụ khoa:

  • Cơ sở vật chất:
    • Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh
    • Phải có 02 phòng riêng biệt để thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới (nếu phòng khám đăng ký thực hiện cả hai kỹ thuật này). Hoặc phải có phòng (hay khu vực) riêng biệt đủ diện tích để thực hiện thủ thuật nếu làm kỹ thuật cấy ghép răng, châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt. Hoặc phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa nếu khám điều trị bệnh nghề nghiệp.
  • Thiết bị y tế:
    • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt hoạt động của chuyên môn sản phụ khoa
    • Có đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa và hộp thuốc chống sốc.
  • Người đứng đầu phòng khám chuyên khoa phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với phòng khám chuyên khoa đã đăng ký.
  • Đặc biệt chú ý về điều kiện được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người mở phòng khám tư nhân (người đứng đầu phòng khám) hoặc những người làm việc cơ hữu tại phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề. Những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề gồm:
    • Có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam cấp hoặc công nhận.
    • Ngoại trừ lương y, người khám, chữa bệnh có phương pháp gia truyền hay có bài thuốc gia truyền thì để được cấp chứng chỉ cần có văn bản xác nhận thời gian thực hành về cả trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
    • Có đủ điều kiện về sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
    • Không thuộc trường hợp bị Tòa án ra quyết định, bản án mà có nội dung cấm hành nghề, làm việc chuyên môn về y, dược; vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự mà đang trong thời gian truy tố, xét xử hay thực hiện án phạt tù, bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh; vi phạm và đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; bị Tòa án tuyên là mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
    • Nếu trong trường hợp là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài nay về Việt Nam thành lập phòng khám tư nhân thì cần đáp ứng thêm điều kiện: sử dụng được ngôn ngữ Việt Nam trong việc khám bệnh, chữa bệnh; có lý lịch tư pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước sở tại cấp; có giấy phép lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

4. Phạm vi hoạt động chuyên môn sản phụ khoa

  • Cấp cứu ban đầu về sản, phụ khoa;
  • Khám thai, quản lý thai sản;
  • Khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa thông thường;
  • Đặt thuốc âm đạo;
  • Đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung;
  • Soi cổ tử cung, lấy bệnh phẩm tìm tế bào ung thư;
  • Siêu âm sản khoa nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện các kỹ thuật siêu âm có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên và có giấy xác nhận đã qua thực hành về chuyên khoa từ 18 tháng trở lên tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Đặt vòng tránh thai;
  • Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai ≤ 06 tuần (từ 36 ngày đến 42 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) khi đáp ứng các điều kiện quy định tại chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Phòng phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

1. Thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa tại Hải Phòng

1. Hồ sơ mở phòng khám sản phụ khoa tại Hải Phòng bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn sản phụ khoa: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
    đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn sản phụ khoa, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

2. Quy trình mở phòng khám sản phụ khoa tại Hải Phòng:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động tại Sở Y tế Hải Phòng. Trong vòng thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm duyệt hồ sơ và xuống thẩm định tại cơ sở. Nếu trường hợp hồ sơ được đánh giá đạt thì sẽ cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối tượng thực hiện: Tổ chức
  • Cơ quan thực hiện: Sở Y tế tỉnh Hải Phòng
  • Kết quả thực hiện: Giấy phép hoạt động

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (783 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo