Da là bộ phận bài dịch của cơ thể con người, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và chịu ảnh hưởng bởi môi trường, khí hậu, côn trùng. Đồng thời cũng là bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất, dẫn đến các bệnh như viêm, lỡ, nổi mẫn ngứa, bệnh thủy đậu, mụn da mặt, v.v … Do đó, thị trường về khám và chữa bệnh da liễu là rất lớn kéo theo đó là nhu cầu mở phòng khám da liễu cũng tăng theo. Tuy nhiên, để mở phòng khám da liễu cần đáp ứng những điều kiện và trình tự thủ tục được pháp luật quy định như thế nào?
1. Một số quy định của pháp luật về điều kiện mở phòng khám da liễu
- Khoản 1 Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định:
“Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng. »
- Căn cứ vào quy định nêu trên thì để mở phòng khám da liễu, cơ sở phải đáp ứng những điều kiện cơ bản dưới đây:
- Điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng và thiết kế phòng khám da liễu
- Phải có địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường, nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh; Phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2và nơi đón tiếp người bệnh; Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. Phòng khám chuyên khoa nếu sử dụng thiết bị bức xạ thì phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.
- Bảo đảm xử lý rác thải y tế và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện về thiết bị y tế
- Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
- Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
- Điều kiện về nhân sự
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó.
- Nhân viên làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
- Phạm vi hoạt động chuyên môn
- Khám bệnh, chữa bệnh các bệnh về da, bệnh phong và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
2. Hồ sơ cần chuẩn bị và cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục mở phòng khám da liễu
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Căn cứ vào quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì để thực hiện thủ tục mở phòng khám da liễu cần chuẩn bị những hồ sơ cơ bản dưới đây:
- Đơn đề nghị xin giấy phép hoạt động;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám da liễu.
- Bản sao có chứng thực hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu;
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Cơ quan có thẩm quyền:
- Căn cứ vào Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Y tế;
- Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động: Giám đốc Sở y tế có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
3. Trình tự và thủ tục thực hiện mở phòng khám da liễu cập nhật 2022
- Để thực hiện thủ tục mở phòng khám da liễu, cá nhân, tổ chức cần thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp một bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Y Tế.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ của Tổ chức, cá nhân, nếu xét thấy hồ sơ ban đầu đầy đủ và hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Y Tế đưa giấy hẹn.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì Bộ phận tiếp nhận yêu cầu Tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu, quy định của pháp luật.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ
- Trường hợp xem xét thấy hồ sơ và Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám da liễu.
- Trường hợp sau khi xem xét thấy hồ sơ của Tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hoạt động thì Sở Y Tế trả lời bằng văn bản
Bước 3: Nhận kết quả
- Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày trả kết quả được ghi trên giấy hẹn để đến nhận kết quả: Trường hợp được cấp phép thì Sở Y Tế trao giấy phép hoạt động cho cơ sở khám da liễu. trường hợp không cấp thì Sở Y Tế trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
- Thời gian hoàn tất thủ tục mở phòng khám da liễu là từ 80 đến 100 kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Theo đó, sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và đề nghị thủ trưởng cấp Giấy phép hoạt động (nếu không có yêu cầu bổ sung). Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám da liễu hoàn chỉnh hồ sơ (căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 40 Thông tư 41/2011/TT-BYT).
- Nội dung của giấy phép hoạt động phòng khám da liễu bao gồm: Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động; Phạm vi hoạt động chuyên môn; Thời gian làm việc hằng ngày.
4. Các thắc mắc liên quan đến mở phòng khám da liễu.
Đại điểm mở phòng khám da liễu là gì?
- Lựa chọn địa điểm kinh doanh vô cùng quan trọng trong việc mở phòng khám da liễu. Để được cấp phép kinh doanh, vị trí phòng khám phải là nơi tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. Nghĩa là bạn không thể lấy nhà của bạn đang sinh sống làm thành phòng khám da liễu được.
Mở phòng khám da liễu nhỏ có phải đầu tư trang thiết bị?
- Tuỳ theo mô hình và hình thức chuyên môn của từng phòng khám sẽ có những thiết bị, dụng cụ, máy móc khác nhau. Nhưng bắt buộc phải có những thứ như: hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Nhân sự phòng khám da liễu bao gồm những ai?
- Để thành lập một phòng khám da liễu, người chịu trách nhiệm chuyên môn phải là bác sĩ. Đã hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, khám, chữa bệnh ít nhất 54 tháng tại chuyên khoa đó. Ngoài ra, những bác sĩ/chuyên gia cũng phải là những người có chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề và làm hoạt động trong phạm vi được cho phép.
Cơ quan nào thẩm quyền phê duyệt thủ tục mở phòng khám da liễu?
Căn cứ vào Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Y tế;
- Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động: Giám đốc Sở y tế có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
✅ Thủ tục, quy trình và điều kiện: | ⭕ Mở phòng khám da liễu |
✅ Cập nhật: | ⭐ 2022 |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận