Kinh nghiệm mở hàng tạp hóa ở quê lợi nhuận cao năm 2024

ACC Group sẽ giúp Quý khách từ A – Z nhờ kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn mở cửa hàng tạp hóa ở quê, cũng như trực tiếp xây dựng mô hình kinh doanh này.

Ngành bán lẻ hiện đang tích cực thay đổi để đáp ứng kịp thời sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng. Sự phát triển của công nghệ đã tạo một cú hích lớn tới thị trường bán lẻ truyền thống. Để mở cửa hàng tạp hóa mới, Quý khách cần cho người tiêu dùng một lý do khiến họ mua sắm tại cửa hàng của Quý khách thay vì nhiều lựa chọn tiện lợi khác. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn Quý khách các bước quan trọng để mở cửa hàng tạp hóa từ kinh nghiệm thực tế.

THIẾU HÌNH

1. Mở cửa hàng tạp hóa ở quê cần bao nhiêu vốn?

So với địa điểm trên thành phố thì mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn sẽ có mức chi phí ít hơn. Nếu có sẵn mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa thuận lợi, Quý khách sẽ không mất tiền thuê cửa hàng, ngược lại chưa có mặt bằng Quý khách sẽ phải đi thuê, tuy nhiên chi phí thuê cửa hàng sẽ thấp hơn. Phí thuê nhân viên bán hàng cũng sẽ thấp hơn.

Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn cần bao nhiêu vốn với mặt bằng tầm 50m2, Quý khách chỉ mất khoảng chi phí 200 – 300 triệu đồng. Với chi phí này, Quý khách sẽ chi cho các khoản cụ thể như sau:

Các khoản phí chi (triệu đồng)

Mặt bằng 5 – 15 triệu/tháng 
Nhập hàng ban đầu 100 – 150 triệu
Giá kệ siêu thị 15 – 40 triệu
Máy tính cài phần mềm bán hàng 6 – 8 triệu
Máy in hóa đơn, đọc mã vạch 5 – 7 triệu
Quầy thu ngân  4 – 6 triệu
Thuê nhân viên 5-7 triệu/tháng
Phụ phí khác
  1. triệu

2. Cách sắp xếp hàng tạp hóa trong cửa hàng

2.1. Phân loại hàng hóa phù hợp

Khi Quý khách mở tiệm tạp hóa thì nên thể hiện mình đúng chuẩn “tạp hóa”, nghĩa là phải có thật nhiều sản phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy tiệm của bạn có thể có mọi thứ mà họ cần. Tuy nhiên không phải cứ nhập được bao nhiêu hàng thì bày lên kệ bấy nhiêu, phải chọn lọc để sao cho mỗi loại sản phẩm có ít nhất từ 3 đến 5 mặt hàng.

2.2. Hiển thị đúng giá, đúng sản phẩm

Điều này cực quan trọng, vì khách hàng sẽ đánh giá bạn có là người bán trung thực và chuyên nghiệp hay không. Rất nhiều cửa hàng thường chỉ bán hàng theo trí nhớ, hoặc có niêm yết nhưng lại không chính xác khiến khách cảm thấy không hài lòng. Việc nhớ hay nhầm lẫn vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên, nếu lặp lại nhiều lần thì uy tín của bạn sẽ bị giảm sút.

2.3. Ưu tiên vị trí đẹp cho các mặt hàng bán chạy

Nguyên tắc xếp hàng hóa là: Những mặt hàng nào nặng, to thì sẽ đặt dưới, hàng nhỏ, nhẹ thì đặt trên.

2.4. Chú ý đến hạn sử dụng của sản phẩm

Trong kinh doanh tạp hóa hóa một trong những điều cấm kỵ bạn tuyệt đối cần nhớ là không bao giờ bán những mặt hàng đã hết hạn sử dụng. Đó là nguyên tắc để khách hàng có thể tin tưởng bạn tuyệt đối.

3. Lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa ở quê

3.1. Nên kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phổ thông

Nên mở cửa hàng hiện đại để khách hàng có quyền lựa chọn các sản phẩm, mặt hàng mình thích. Kinh doanh các mặt hàng phổ thông, mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày và đã có thương hiệu với người tiêu dùng. Nhờ đó sẽ dễ tiếp cận với khách hàng ở vùng quê hơn mặc dù không tạo được nhiều ấn tượng ban đầu.

Các mô hình kinh doanh những mặt hàng thực phẩm cao cấp, nhập khẩu có thể gây ấn tượng ban đầu. Nhưng về lâu dài lại không phù hợp với thói quen tiêu dùng của người dân khu vực nông thôn.

3.2. Tìm nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa

Dựa vào quy mô, phân tích tiêu dùng khu vực mà Quý khách có thể chọn loại hình nhập hàng phù hợp từ các chợ bán buôn, đại lý bán buôn hay nhập trực tiếp từ nhà sản xuất.

Những yếu tố hàng đầu mà Quý khách cần quan tâm khi nhập hàng là chất lượng, nguồn gốc, giá thành, vận chuyển. Nên tìm hiểu kỹ những nhà cung cấp hàng hóa có uy tín để lấy niềm tin từ chính khách hàng của Quý khách.

3.3. Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm có nhiều cách định giá khác nhau. Quý khách sẽ phải tính toán cẩn thận để tránh những rủi ro trong quá trình kinh doanh. Thỉnh thoảng Quý khách có thể đưa ra các chương trình khuyến mại về giá để kích thích tiêu dùng như mua số lượng nhiều được giảm giá.

4. Một vài lưu ý giúp mở cửa hàng tạp hóa ở quê thành công

4.1 Đầu tư thiết bị để trưng bày và bảo quản hàng hóa

Mô hình tạp hóa, cửa hàng tạp hóa ở nông thôn thường không được đầu tư nhiều cho kho hàng để lưu trữ, bảo quản và kiểm soát hàng hóa. Nhưng đây thật sự là vấn đề mà Quý khách cần phải lưu ý khi có ý định kinh doanh mô hình này.

Theo đó, đầu tư hệ thống kệ chứa hàng bao gồm: kệ siêu thị, kệ sắt v lỗ, kệ trưng bày, kệ tạp hóa rẻ đẹp, ấn tượng là vô cùng cần thiết để tạo không gian mua sắm hiện đại và mới mẻ cho khách hàng nông thôn.

4.2. Kệ trưng bày trong cửa hàng tạp hóa

Giá kệ trưng bày giúp siêu thị, cửa hàng của Quý khách được chuyên nghiệp hơn

Quý khách có thể tham khảo một số thiết bị và các mẫu giá để hàng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay như:

+ Giá kệ siêu thị (kệ tôn đục lỗ, kệ siêu thị tôn liền, kệ quảng cáo,…)

+ Thiết bị kệ kho hàng siêu thị

+ Bàn thu ngân cửa hàng, máy tính, máy quét mã vạch, xe đẩy siêu thị, giỏ kéo siêu thị, giỏ xách siêu thị…

+ Thiết bị an ninh (cửa từ, camera, các loại tem từ,…)

+ Thiết bị khác (đèn chiếu, hệ thống loa,…)

4.3. Chú ý vấn đề trưng bày hàng hóa đẹp để thu hút khách

Trưng bày hàng hóa là nghệ thuật để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng. Theo đó, khi có hệ thống giá kệ phù hợp, Quý khách cần sắp xếp hàng hóa cẩn thận, những mặt hàng liên quan xếp cùng nhau. Những mặt hàng bán chạy nên đưa ra ngoài để tăng cao khả năng mua sắm thêm của khách. Cụ thể như sau:

4.4. Thu hút khách hàng bằng chiến dịch giảm giá

Tại nông thôn, người dân có thói quen mua hàng tại các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa vì vậy Quý khách cần phải có “độc chiêu” thu hút khách hàng thông minh bằng cách giảm giá hoặc tặng quà hay tặng combo giảm giá vào tuần vàng, ngày vàng hay các ngày lễ tết.

Nếu Quý khách đang có ý đinh mở cửa hàng tạp hóa ở quê nhưng lại chưa biết phải tiến hành như thế nào vậy thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng tạp hóa được Nam Việt Luật chia sẻ trong bài viết dưới đây. Sẽ rất hữu ích với Quý khách đấy!

4.5. Kinh nghiệm đặt tên cho cửa hàng tạp hóa

Cửa hàng tạp hóa cần có tên riêng khi đăng ký kinh doanh. Tên cửa hàng phải đủ thành tố về loại hình và tên riêng. Tên riêng cửa hàng không được giống với tên của cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện.

Tên cửa hàng phải viết bằng chữ số, ký hiệu hay bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, kèm theo các chữ J, F, W, Z. Cấm dùng các từ ngữ trái thuần phong mỹ tục, thiếu văn hóa đặt tên cho cửa hàng.

4.6. Kinh nghiệm thuê mặt bằng cho cửa hàng tạp hóa

Việc chuẩn bị địa điểm kinh doanh cũng rất quan trọng. Bởi vì muốn mở cửa hàng thì chắc chắn Quý khách phải chuẩn bị mặt bằng. Nếu chưa có mặt bằng, cửa hàng, Quý khách cần tiến hành chọn và thuê địa điểm làm cửa hàng. Hãy chọn khu vực trung tâm, có mặt tiền, đông người qua lại, như vậy, việc kinh doanh của cửa hàng mới thuận lợi.

4.7. Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin liên quan

Thông tin chủ cửa hàng: Quý khách cần chuẩn bị đủ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, ngày cấp của chủ cửa hàng để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh:  Giống với tên cửa hàng, thì khi đăng ký kinh doanh Quý khách cần đáp ứng đủ những yêu cầu về ngành nghề. Cụ thể, để mở cửa hàng bán linh kiện máy, Quý khách phải đăng ký ngành nghề liên quan, phù hợp với mục tiêu, mục đích kinh doanh như buôn bán sản phẩm, hàng hóa, như vậy mới có thể kinh doanh. Nếu không tuân thủ yêu cầu, không đăng ký ngành nghề phù hợp, cửa hàng sẽ không được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Thông tin về số vốn và địa chỉ cửa hàng: Ngoài ra, Quý khách phải chuẩn bị thông tin về địa chỉ cửa hàng cũng như số vốn kinh doanh. Cần ghi rõ địa chỉ, địa chỉ phải xác định, chính xác, không sử dụng địa chỉ giả.

4.8. Kinh nghiệm chuẩn bị vốn mở cửa hàng

Vốn là một trong những vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng tạo hóa ở quê. Bởi lẽ, đây sẽ là yếu tố quyết định Quý khách có thể mở cửa hàng tạp hóa thành công hay không. Vậy mở cửa hàng tạp hóa ở quê cần bao nhiêu vốn?

 Thực tế thì vấn đề này sẽ tùy thuộc vào khá nhiều điều kiện, như quy mô cửa hàng, khả năng hiện có và điều kiện tài chính từng người. Ví dụ, quy mô cửa hàng lớn sẽ cần nhiều vốn hơn, hay nếu Quý khách phải thuê cửa hàng thì chi phí cần có cũng cao hơn so với với khi không thuê cửa hàng. Do đó, rất khó để đưa ra 1 con số chính xác.

Tuy nhiên, nếu căn cứ theo mức giá sim, thẻ điện thoại thì nếu muốn nhập sim về bán hay đăng ký làm đại lý thẻ cào viettel, vina, mobile… thì Quý khách cần tối thiểu từ 50 – 100 triệu VNĐ.

5. Kinh nghiệm đăng ký kinh doanh cho cửa hàng

Theo quy định của pháp luật thì khi mở cửa hàng tạp hóa ở quê, Quý khách cũng nên tiến hành đăng ký kinh doanh, xin giấy phép mở cửa hàng rồi mới được đi vào hoạt động. Trường hợp này, đối với cửa hàng tạp hóa, Quý khách nên thực hiện đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Đây là cách mở cửa hàng kinh doanh đơn giản, dễ thực hiện nhất.

Cụ thể, soạn thảo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, xin giấy phép mở cửa hàng gồm những giấy tờ sau:

  • Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
  • Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan, chủ cửa hàng mang những thủ tục này nộp lên phòng kinh tế thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/ Huyện nơi cửa hàng/hộ kinh doanh mình đặt địa chỉ kinh doanh.

Nếu hồ sơ xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cửa hàng tạp hóa đầy đủ, hợp lệ, Quý khách sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hay không hợp lệ, Quý khách cũng sẽ nhận được thông báo từ UBND trong vòng 5 ngày làm việc.

6. Kinh nghiệm đóng thuế khi kinh doanh tạp hóa

Khi cửa hàng tạp hóa ở quê đi vào hoạt động, Quý khách sẽ cần đóng một số loại thuế như:

– Thuế giá trị gia tăng

– Thuế thu nhập cá nhân

– Thuế môn bài

Bậc thuế Thu nhập 1 năm Mức thuế cả năm
1 Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm 300.000
2 Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm 500.000
3 Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm 1.000.000

Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (663 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo